Gà Tàu Chân Lùn: Đặc Điểm, Kĩ Thuật Nuôi Giống Gà Tàu

Gà Tàu Chân Lùn hay còn có một cái tên thường gọi là gà tàu vàng là một giống gà có nguồn gốc Trung Quốc những du nhập về Việt Nam từ rất lâu và được người dân nước ta thuần hóa và lai tạo. Bài viết này hãy cũng Trại Chó Mèo tìm hiểu về giống gà này nhé!

Đặc điểm của gà tàu chân lùn

Đây là một giống gà có giá trị thành phẩm cao được ưa chuộng bởi hương vị thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Hiện tại gà tàu được nuôi rất phổ biến tại vùng Nam Bộ nước ta, được phát triển mạnh mẽ trong các trang trại chăn nuôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Gà tàu rất dễ nuôi, thích hợp được với khí hậu nhiệt đới, thời gian nuôi nhanh không quá kén thức ăn. Chúng có bộ lông, chân và da vàng óng, thịt ngon và chắc. Nổi bật ở chúng là bộ lông màu vàng như rơm cũng có con màu vàng thẫm và có chấm đen ở cổ, cánh, đuôi.

Sản lượng trứng hàng năm khá cáo trung bình gà mái mỗi năm có thể để ra từ 80-90 quả. Trọng lượng mỗi quả trứng dao động trên dưới 45g. Trọng lượng mỗi con gà trường thành có thể lên tới 4kg/con. Gà Tàu có tốc độ lớn khá nhanh, trung bình khoảng 4-5 tháng là có thể xuất chuồng.

Gà Tàu chân lùn là một giống gà rất phổ biến và được ưa chuộng ở nước ta
Gà Tàu chân lùn là một giống gà rất phổ biến và được ưa chuộng ở nước ta

Gà Tàu chân lùn có khả năng tự kiếm ăn ngoài môi trường, gà mái rất giỏi nuôi và chăm con. Gà Tàu rất hợp nuôi tại cái địa phương bằng phương pháp chăn bộ tận dụng triệt để nguồn thức ăn sẵn có tại môi trường. Nuôi gà Tàu rất dễ, chi phí cũng thấp lại tốn rất ít công chăm sóc.

Gà Tàu chân lùn có sức khỏe khá tốt với tỉ lệ nhiễm bệnh thấp ít khi nhiễm dịch bệnh. So các loại gà khác cùng điều kiện chăn nuôi thì gà Tàu này có những ưa điểm vượt trội hơn hẳn.

Đặc biệt để nói tới chất lượng thịt thì ngon khỏi bàn, thịt của chúng rất chắc, thơm không quá bở hay dai, trọng lượng khá lớn và mất ít thời gian để nuôi và giá thành lại còn cao vì vậy rất được bà con ưa chuộng để chăn nuôi.

Xem thêm: Gà Tân Châu: Kỹ Thuật Nuôi Gà Tân Châu Đuôi Dài & Đẹp

Kỹ thuật chọn giống và chăm sóc gà Tàu chân lùn

1. Chọn giống

Khâu chọn giống rất quan trọng trong chăn nuôi vì vậy khi chọn những con gà con để nuôi bà con cần lưu ý chọn những chú gà con có những đặc điểm như sau:

  • Nên chọn những con gà tinh nhanh, không có những khuyết tật.
  • Về trọng lượng thì nên chọn những con gà đồng đều nhau.
  • Tránh chọn những con gà bị vẹo mỏ, lông bết dính, cánh bị xệ, chân khô cũng nên tránh.
  • Muốn chọn những con gà nuôi để để tốt thì hãy chọn những con có trọng lượng không quá ốm hay mập, trung bình khi 20 tuần tuổi thì khoảng 1,7kg là phù hợp.
  • Đầu ngắn, nhỏ và đều, mồng tích đỏ tươi và to.
  • Mặt sáng tinh anh, lông mượt.

2. Điều kiện chuồng trại chăn nuôi

Trước khi đem những con gà Tàu chân lùn về chăn nuôi thì cần đảm bảo chuồng trại đáp ứng được những yêu cầu kĩ thuật sau:

  • Chuồng cần đảm bảo được thoáng vào mùa hạ và kín gió vào mùa đông.
  • Có đầy đủ những thiết bị như rèm che, chụp sưởi ấm, máng ăn và khay đựng nước. Tất cả những vật đụng cần phải đảm bảo vệ sinh và được khử trùng, khử khuẩn thường xuyên.
  • Cần thiết kế chuồng cao, thoáng và tránh gặp tình trạng ngập lụt khi vào mùa mưa.
  • Độn trấu, dăm, mùn cưa phải sạch và cao khoảng 5-10cm so với mặt đất.
  • Tránh cho nhiều người ra vào chuồng.
  • Nên chọn những khu đất cao, thoáng để làm chuồng cho gà tàu chân lùn, hướng chuồng nên đặt hướng Đông Nam hoặc Chính Đông để đón được nắng vào buổi sáng và tránh nắng ban chiều.
  • Nếu bạn chọn phương pháp nuôi nhốt thì cần đảm bảo mật độ gà phù hợp. Buổi tối dồn gà vào chuồng và thả ra vào ban ngày.
Gà Tàu chân lùn rất dễ nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao
Gà Tàu chân lùn rất dễ nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao

3. Về yếu tố dinh dưỡng

  • Gà Tàu chân lùn rất sành ăn và nhạy cảm trong chuyện ăn uống vì vậy bà con cần đảm bảo thức ăn phải mới tránh tình trạng thức ăn bị hỏng, mốc, hoặc để quá lâu ngày.
  • Cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn gà trưởng thành và sinh sản.
  • Đối với gà nuôi bằng phương pháp chăn thả thì những yếu tố vi lượng có thể không cần quá sát sao bởi chúng có thể tự tìm kiếm và tổng hợp ngoài môi trường sống.
  • Giai đoạn úm gà thì cần cho gà ăn thêm rau để bổ sung chất xơ, vitamin. Với những con gà mới nở thì ngày đầu tiên chỉ cần cho chúng uống đủ nước là được. Bắt đầu những ngày sau thì cho ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.
  • Giai đoạn gà hậu bị thì cần cung cấp đủ những chất dinh dưỡng như đạm, canxi,.. để chúng có thể phát triển một cách hoàn chỉnh nhất.
  • Chỉ nên cho chúng ăn khi đã uống đủ lượng nước cần thiết. Nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày tránh tính trạng gà ăn quá no, thức ăn buổi tối chỉ khoảng bằng 30% so với tổng lượng thức ăn trong ngày.
  • Nước uống thì phải đảm bảo sạch sẽ và được thay thường xuyên.

4. Về phòng bệnh

Để gà nhà bạn có thể phát triển một cách tốt nhất và tránh được những bệnh dịch nguy hiểm thì cần làm những biện pháp sau:

Vệ sinh để phòng ngừa bệnh:

  • Thức ăn sạch sẽ, cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà
  • Nước phải sạch sẽ, luôn mới.
  • Chọn con giống đảm bảo yêu cầu.
  • Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ.
  • Xung quanh chuồng nuôi phải phát quang.
  • Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình vệ sinh phòng bệnh mà thú y đưa ra.

Phòng bệnh bằng những loại vắc-xin: đây là một phương pháp rất được ưa chuộng vì mang lại hiệu quả cao tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất thì nên lưu ý những điều sau

  • Chỉ dùng khi đàn gà nhà bạn khỏe mạnh
  • Trước và trong khi dùng vaccine thì cần lắc đều.
  • Vaccine khi mở ra thì phải dùng hết, nếu còn dư không được tái sử dụng và phải vứt đi.
  • Có thể dùng thêm các loại Vitamin để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Phòng ngừa bệnh cho gà bằng thuốc:

  • Khi gà gặp bệnh ở đường tiêu hóa thì nên dùng: Chloramphenicol, Oxyteracilin, …
  • Khi gà gặp bệnh ở đường hô hấp thì nên dùng: Tiamulin, Tylosin,…
  •  Mỗi liệu trình phòng bệnh cho gà thì dùng khoảng 3-4 ngày là được. Tránh dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình để tránh bị nhờn thuốc.

>> Xem Thêm : Gà Mía Lai: Đặc Điểm & Cách Nuôi Gà Mía “Chuẩn” Nhất

Về chăm sóc và nuôi dưỡng gà Tàu chân lùn

  • Nên vận chuyển gà con vào thời gian mát mẻ trong ngày như chiều tối hoặc sáng sớm. Cần tránh những ngày mưa gió. Khi cho gà vào chuồng để úm thì cho chúng uống nước đã pha Vitamine C hoặc Electrotyle và gà nở ít nhất là sau 12 giờ, cứ cho uống như vậy tới ngày 2.
  • Quan sát tình hình ăn uống, thể trạng cũng như cách đi đứng của gà. Nếu có con nào gặp những biểu hiện lạ như ủ rũ, lơ đơ thì cần cách ly ngay để theo dõi những biểu hiện.
  • Tùy vào thời tiết mà điều chỉnh đèn cho phù hợp với nhiệt độ sưởi của agà. Vào những ngày đông khi gà có tình trạng đứng gần đèn hơn thì nên lắp thêm bởi vì rất có khả năng là chúng đang bị rét.
  • Với 1m2 chuồng thì cần dùng đen tròn với công suất 75W để úm và cần có màng ngăn để che chắn tránh sự tản nhiệt.
  • Nên đặt máng ăn và khay đựng nước cạnh nhau bởi gà có một tập tính là rất hay vừa ăn vừa uống.
  • Với những con gà nuôi đẻ thì cần chặt mỏ chúng để tránh mổ nhau, còn với gà nuôi thịt thì điều này không cần phải thực hiện.
  • Khi cho xuất chuồng hết lứa gà, để chuẩn bị cho lứa gà tiếp thì cần phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại trước 5-7 ngày khi đón lứa gà sau.

Trại Chó Mèo hi vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về giống gà Tàu chân lùn này và cách chăm sóc chúng.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...