Bò cạp cảnh: Ngoại hình, tập tính sinh sản và cách nuôi cảnh

Bọ cạp là một trong những động vật đối với nhiều người thì nó rất nguy hiểm, vì nó có nọc độc và chích rất đau. Tuy nhiên, hiện nay trào lưu nuôi Bọ cạp cảnh đang rất nổi và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Và để hiểu hơn về loài Bọ cạp cảnh, cũng như cách nuôi Bọ cạp cảnh thì mời các bạn cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết loài động vật này qua bài viết sau đây.

1. Giới thiệu về loài Bọ cạp cảnh

Bọ cạp hay còn được gọi là bù cạp, bò cạp là một loài động vật không xương sống và thuộc lớp động vật hình nhện (Arachnida). Chúng được nhiều người xem là hình tượng của sự cổ đại hay biểu tượng của các chế độ cổ đại ở phương Tây hay các vị thần ở Hy Lạp.

Hiện nay, loài Bọ cạp đang được rất nhiều người ưa thích và nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, chúng là loài sở hữu lượng nọc độc khá mạnh, nên người nuôi cần hết sức cẩn thận khi nuôi loài động vật này.

Bọ Cạp Cảnh

1.1. Nguồn gốc của Bọ cạp cảnh

Bọ cạp được tìm thấy với số lượng lớn ở phần lớn các khu vực trên thế giới, trừ những nơi có khí hậu khắc nghiệt như Nam Cực, Bắc Cực hay New Zealand. Ở Mỹ đặc biệt là bang California, Arizona hay Texas loài bọ cạp được tìm thấy với số lượng rất lớn. Hầu như khu vực nào trên địa bàn cũng phát hiện sự có mắt của loài bò cạp này.

Ở Việt Nam, loài Bọ cạp thường sinh sống ở các hốc đá ở vùng núi cao, rậm rạp. Bởi ở đây ít có sự hiện diện của con người, kèm theo thức ăn đa dạng và an toàn.

1.2. Đặc điểm hình dạng của loài Bọ cạp cảnh

Khác với nhiều loài động vật hình nhện khác, thì ngoại hình của loài bọ cạp được phân chia thành hai phần riêng biệt, đó là: Phần đầu ngực và phần bụng. Cụ thể:

+ Phần đầu ngực: Bao gồm mắt, chân kìm, lớp giáp, chân kìm sờ và 8 cái chân.
+ Phần bụng bao gồm phần bụng dưới, phần đuôi và giáp.

– Phần bụng dưới: Được chia làm 8 khúc, mỗi khúc chứa một bộ phận quan trọng của bọ cạp như bộ phận sinh dục, phổi, ruột, cơ quan tiêu hoá… phần bụng dưới được bảo vệ bởi một bộ giáp từ chất sừng khá chắc chắn.
– Phần đuôi: Thông thường thì gồm 6 đốt và hậu môn của bọ cạp sẽ nằm ở đốt cuối gần với phần bụng và chứa cả phần nọc độc. Các đốt cuối chứa tuyến nọc độc, mũi kim chích và một túi chứa.
– Phần giáp: Là một chất sừng bao quanh cơ thể, có thể có lông mọc lên. Chúng sẽ thường lột xác như loài tôm để phát triển cơ thể và giúp phần giáp trở nên chắc chắn hơn.

>> Xem Thêm : Kiến thức về chuột hamster, Giá bán bao nhiêu, nuôi thế nào?

1.3. Nọc độc của Bọ cạp

Theo các chuyên gia sinh vật học cho biết, đa số các loài bọ cạp đều chứa nọc độc. Và nọc độc của chúng có tác dụng phá huỷ tế bào hoặc phá hủy hệ thần kinh của con mồi. Trong nọc độc của bọ cạp được tìm thấy có một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Khi săn mồi, chúng sẽ chích nọc độc vào con mồi, khiến chúng bị tê liệt và không thể cử động được.

Tuy nhiên, lượng nọc độc của Bọ cạp không gây ảnh hưởng quá nhiều tới con người nếu bị chúng chích phải. Nọc độc bọ cạp chỉ gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau nhức tạm thời, sưng phồng ở vị trí bị chích. Và chúng có thể khỏi nhanh nếu được xử lý nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên, vẫn có một số loài bọ cạp có thể gây nguy hiểm đến con người như loài: Bọ cạp Leiurus quinquestriatus, Androctonus… tuy chúng chùng khá hiếm nên cũng không đáng lo ngại.

1.4. Tập tính sinh sản của Bọ cạp

Quá trình sinh sản của Bọ cạp thường khá khác biệt, khi đến mùa sinh sản chúng sẽ bắt cặp với nhau. Sau đó, chúng sẽ thực hiện một nghi thức hay một vài điệu nhảy hay là ôm nhau. Tuy nhiên, những hành động này thực chất là con đực sẽ dẫn con cái đến vị trí mà nó để túi bào tinh. Và khi tìm được bơi phù hợp, con đực sẽ hướng dẫn con cái lấy cái túi bào tinh, sau đó con cái đưa vào nắp sinh dục của mình. Túi bào tinh sẽ tự vỡ ra, giúp tinh trùng đi vào cơ thể. Quá trình trao đổi túi bào tinh có thể diễn ra trong vài giờ đến 1 ngày, tùy theo quá trình tìm kiếm vị trí của con đực.

Sau khi hoàn tất quá trình đưa túi bào tinh cho con cái, cả hai sẽ tách nhau ra. Và con được sẽ rời đi nhanh chóng để tránh con cái xơi tái mình.

Bọ Cạp Cảnh

Xem thêm:Con xén tóc

2. Kinh nghiệm nuôi Bọ cạp cảnh

Hiện nay, có nhiều người nuôi bọ cạp để kinh doanh, phát triển kinh tế. Tuy nhiên sau đây chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn cách nuôi Bọ cạp cảnh trong nhà. Mời các bạn cùng theo dõi:

2.1. Chuồng nuôi Bọ cạp cảnh

+ Khi nuôi Bọ cạp cảnh thì thường chúng ta sẽ nuôi một cặp đực mái. Do đó chuồng nuôi không cần quá to, chỉ cần 20x20x20 hoặc 30x30x30 là đủ.
+ Vật liệu chuồng nuôi có thể là bằng gỗ, bằng xốp hoặc muốn sang trọng và đẹp hơn thì bạn có thể sử dụng kính.
+ Ngoài ra, trong chuồng bạn nên cho thêm các loại cây cối, cành cây, hang hốc nhân tạo để chúng phát triển tốt hơn.
+ Chuồng nuôi có thể đặt nơi nơi nào mà bạn thích, tuy nhiên không để ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Đơn giản thì bọn Bọ cạp thích sống ở trong hang.

2.2. Về nhiệt độ trong chuồng

+ Ngoài tự nhiên, loài bọ cạp thường sống trong hang sâu, nên nhiệt độ, độ ẩm thường ở mức khá thấp. Bạn cần lưu ý vấn đề này.
+ Việc duy trì độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi giúp bọ cạp phát triển ổn định và khỏe mạnh hơn.
+ Bạn có thể giữ ẩm cho chúng bằng cách sử dụng mùn cưa, mùn dừa hay, các loại này vừa giúp giữ ẩm mà còn tăng độ thẩm mỹ cho chuồng Bọ cạp cảnh.
+ Ngoài ra, nên theo dõi chuồng Bọ cạp cảnh mỗi ngày, để khi thấy độ ẩm tăng thì nên xịt ẩm để giúp duy trì.
+ Bọ cạp cảnh không cần ánh sáng nên bạn không cần trang bị đèn hay đèn sưởi ấm.

Bọ Cạp Cảnh

2.3. Thức ăn cho Bọ cạp cảnh

+ Loài bò cạp chúng không cần phải ăn thường xuyên, bởi chỉ cần cho chúng ăn từ 3-4 lần/tuần là đủ khẩu phần rồi.
+ Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại động vật nhỏ như: Sâu, dế, côn trùng hay bạn có thể tham khảo các loại thức ăn chuyên dụng cho chúng ở trại giống.
+ Tuy nhiên, khi cho Bọ cạp cảnh ăn bạn nên cho chúng ăn vào buổi tối từ 7-8h.
+ Nên theo dõi bọ cạp ăn, nếu thức ăn bị thừa thì nên loại bỏ sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống cho chúng.

3. Bọ cạp cảnh giá bao nhiêu 1 con?

Hiện nay, có nhiều địa phương nuôi Bọ cạp để kinh doanh và cung cấp cho các quán nhậu, nhà hàng chế biến món ăn. Những món ăn từ bọ cạp khá hấp dẫn vì sự khác lạ nên được nhiều người tò mò thưởng thức. Giá một bò cạp thương phẩm có thể rơi vào từ 30.000 vnđ/10 con. Tuy nhiên sau chế biến thì giá có thể cao hơn rất nhiều.

Còn đối với giá Bọ cạp cảnh thì hiện nay có sự chênh lệch lớn từ nhiều cơ sở bán khác nhau. Thế nên khi có nhu cầu mua Bọ cạp cảnh, bạn nên liên hệ trực tiếp cơ sở bán để được báo giá chính xác nhất.

4. Mua Bọ cạp cảnh ở đâu?

Khi có nhu cầu nuôi Bọ cạp cảnh, thì đầu tiên bạn cần phải tìm được chỗ cung cấp giống uy tín, chất lượng. Hiện nay, trên cả nước có khá nhiều địa chỉ cung cấp Bọ cạp cảnh uy tín và được đánh giá cao. Dưới đây là một số cơ sở bán Bọ cạp cảnh mà bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu:

+ Trại bọ cạp Tuấn Anh Farm
+ Thegioicontrung.info
+ FB: BỌ CẠP CẢNH
+ FB: SHOP bò cạp cảnh 1411

Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã chia sẻ đến các bạn về loài Bọ cạp cảnh cũng như các thông tin, đặc điểm liên quan tới loài Bọ cạp. Cũng như chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm nuôi Bọ cạp cảnh hiệu quả và chất lượng nhất. Nếu còn thắc mắc hay đóng góp về loài Bọ cạp cảnh, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi nhanh chóng.

Có thể bạn nên xem

Bọ chét có cắn người không? Xử lý và phòng tránh hiệu quả

Bọ chét chính là một trong những loại con...

Lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Cách phòng và điều trị ra sao?

Để biết lợn bỏ ăn nước tiểu vàng là bị gì? Phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu qua bài viết sau đây.

[Bật mí] Cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất

Vậy cách chữa lợn bị liệt chân như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả và an toàn

Trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa lợn bị viêm da hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Những cách chữa lợn bị táo bón hiệu quả, an toàn

Vậy có cách chữa lợn bị táo bón nào hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết thông qua bài viết sau đây.