Cá Chẽm như thế nào? các kiến thức về chúng? giá bán bao nhiêu?

Cá Chẽm là một trong những loài cá không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực cao? Những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại còn được ghi chép cả trong sách vở, theo ghi chép của Tuệ Tĩnh đã nhận định rằng: “Cá Chẽm vị ngọt, tính mát, tác dụng lợi tiểu, an thai, hòa ngũ tạng, mạnh gân xương, trừ chứng lao ngược…”. 

Với “tiếng lành đồn xa” như vậy, bảo sao giống cá này lại được nhiều người yêu thích như vậy. Vậy cá Chẽm là gì, có công dụng ra sao? Hãy cùng Trại chó mèo, tìm hiểu qua bài viết chia sẻ này nhé!

Cá Chẽm là gì?

Cá Chẽm hay còn được biết đến với cái tên cá Vược là loại cá sống được ở cả nước ngọt lẫn nước mạnh. Chúng được xem là một loài cá dữ vì khá “hung bạo” khi săn bắt con mồi, chúng có thể săn mồi to bằng với cơ thể của chúng. Mặc dù khi trưởng thành chúng được xếp vào loài cá ăn thịt, tuy nhiên trong giai đoạn ấu niên chúng lại là loài ăn tạp như phiêu sinh, rong, tảo.

“Hung dữ” là vậy, thế nhưng thịt của chúng lại rất ngon và bổ dưỡng. Theo nhiều báo cáo cho thấy, thịt cá Chẽm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và protein vô cùng cao. Trong đó có các chất quý hiếm như: omega-3, các loại vitamin D, A rất cần thiết cho cơ thể, cũng như các loại khoáng chất kali, natri.

Cá Chẽm

Cá chẽm sinh sống ở đâu?

Cá chẽm là loài có môi trường sống rộng. Trong tự nhiên, chúng phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Riêng ở Việt Nam, giống cá này thường sinh sống ở các vùng biển, sông, kênh rạch ở Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và ở cả miền Tây Nam Bộ. Cá Chẽm trưởng thành sẽ sinh sống ở ngoài khơi. Trong khi đó, con con mới nở sẽ di chuyển vào bờ và sống ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay trong sông hồ nước ngọt. 

>>>Xem thêm: Cá Cam như thế nào?

Ngày nay, cá Chẽm ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng, kéo theo đó giá trị kinh tế của chúng cũng ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cá Chẽm, chúng đã được nhân giống nuôi trồng ở nhiều nơi với nhiều phương pháp nuôi trồng khác nhau, cho ra chất lượng cá cũng khác nhau.

Đặc điểm nhận dạng cá chẽm

Giống cá Chẽm có thân thon dài màu xám, có dạng hình thoi và dẹt 2 bên, lưng gồ cao với bắp đuôi ngắn. Chúng có khuôn miệng rộng, nhọn, hàm trên dưới hơi so le cùng với bộ răng khỏe, sắc bén. Thân của chúng được phủ lớp vảy lược nhỏ, yếu. Hai vây lưng tách rời nhau, trong đó vây lưng thứ nhất có 7 gai cứng. Vây ngực ngắn, rộng còn vây đuôi tròn và không chia thùy.

Cá Chẽm khi trưởng thành (khai thác được) có kích thước trung bình dài từ 19 – 25 cm với cân nặng thông thường đạt 2 – 6 kg. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cá có thể đạt đến chiều dài tối đa 1m8 với cân nặng lên đến 13kg.

Phân loại cá Chẽm

Hiện nay, dựa trên môi trường nước sinh sống người ta chia cá Chẽm làm 2 loại và phân biệt chúng dựa trên màu sắc, cụ thể:

  • Cá Chẽm Biển (còn gọi là cá Vược trắng): sống ở nước mặn, lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu trắng bạc.
  • Cá chẽm nước lợ: sống ở các vùng nước lợ, tan cá sẽ có màu nâu vàng.
Hai loại cá này chỉ khác nhau về môi trường sống, còn về giá trị dinh dưỡng và hương vị thì khá tương tự nhau.

Các lợi ích tuyệt vời từ cá Chẽm

Hiệp hội tim mạch Mỹ đã khuyến cáo rằng, cá là một trong những thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường sức khỏe mà chúng ta nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Và trong các loại cá thì cá Chẽm được xem là “lành mạnh” hơn cả khi thịt cá có lượng calo và thủy ngân cực thấp, đồng thời lại chứa nhiều chất dinh dưỡng với hương vị thơm ngon, mang đến các tác dụng tuyệt vời.

Thịt cá chẽm giúp cải thiện thị giác, giúp mắt khỏe mạnh

Trong thịt cá Chẽm rất giàu vitamin A – một chất chống oxy hóa và các tác nhân gây hại trực tiếp lên mắt và ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ Vitamin A, nó sẽ giúp mắt chống lại các tình trạng thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể. Qua đó, sức khỏe mắt được cải thiện, khỏe mạnh hơn và có tầm nhìn tốt hơn. 

Cá Chẽm

Thịt cá Chẽm cải thiện bệnh lý tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, các món ăn từ cá Chẽm như “vị cứu tinh” cho thực đơn nhạt nhẽo của họ hết ngày này qua ngày khác vì phải kiêng kem đủ điều. Bên cạnh hương vị thơm ngon, trong thịt loài cá này chứa nguồn axit béo omega-3 tốt, phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường, miễn sao họ tiêu thụ ở mức độ vừa phải và chế biến đúng cách.

Hơn hết, nhũ tương dầu cá Chẽm còn có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa sẽ rất có lợi và hỗ trợ cải thiện cuộc sống của người tiểu đường rất nhiều.

Thịt cá Chẽm bảo vệ sức khỏe tim mạch

Với tập tính ăn tạp và không nuốt trọng con mồi đã làm cho thịt cá Chẽm chất lượng hơn hẳn khi chứa lượng thủy ngân thấp hơn nhiều so với các loại cá khác. Hơn hết hàm lượng axit béo omega-3 và omega-6 có trong thịt các rất nhiều, ổn định và cân bằng. Chúng gần như đáp ứng đủ với mức độ cần có đối với cơ thể con người. Qua đó, nó giúp cân bằng nồng độ cholesterol có trong cơ thể, làm giảm căng thẳng và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như: xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành…

Thực phẩm cung cấp dưỡng chất cho bà bầu và thai nhi

Như đã nhắc đến bên trên, thị cá Chẽm đã được chứng minh có chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người với hàm lượng cực cao. Chính vì vậy, cá Chẽm được xếp vào nhóm thực phẩm cần tăng cường trong thực đơn hàng ngày nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe bà bầu.

>>>Xem thêm: Bạn biết gì về Cá Kìm?

Thịt cá chẽm vị thuốc quý cho mẹ bầu và thai nhi

Ăn thịt cá Chẽm giúp giảm cân

Với hàm lượng protein cao nhưng ít calo trong thịt cá, cá Chẽm sẽ là thực phẩm hoàn hảo giúp bạn thực hiện thành công kế hoạch giảm cân của mình. Bên cạnh đó, thị các Chẽm còn giàu omega-3 và omega-6, những chất béo tốt có công dụng cân bằng nồng độ cholesterol có trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì.

Thịt cá Chẽm giúp phát triển chiều cao và chống loãng xương

trong thịt cá Chẽm có chứa canxi, selen, magie, kẽm và các khoáng chất cũng như Vitamin  cần thiết khác mà cơ thể cần để phát triển và bảo vệ xương. Bằng việc tăng khẩu phần thị cá này trong thực đơn bạn đã cung cấp đủ các chất cần thiết để giúp trẻ phát triển xương và chống loãng xương ở người già.

Tác dụng thịt cá Chẽm phòng chống ung thư

Đặc biệt, thịt cá Chẽm còn có rất giàu axit béo omega-3 được xem là lượng cholesterol (HDL) tốt cho sức khỏe. Đây là một loại chất dinh dưỡng đã được chứng minh có công dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người. Vì vậy, thực đơn với cá chẽm còn được sử dụng như một liệu pháp trị liệu cho các bệnh nhân mắc bệnh ung thư mang lại hiệu quả cao, dễ thực hiện.

Cá Chẽm

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Chẽm đạt hiệu quả cao

  • Với giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng cá Chẽm cũng ngày càng nhiều thì nghề nuôi cá Chẽm sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. 

Cách nuôi cá chẽm

Cá Chẽm rất dễ thích nghi với môi trường sống, lớn nhanh, ít bị bệnh, nên việc nuôi cá Chẽm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại cá khác. Một số nơi ở Việt Nam đã ứng dụng nuôi cá Chẽm nhân tạo thành công. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau để áp dụng nuôi cá Chẽm hiệu quả.

Chọn địa điểm ao nuôi

Cá Chẽm là loài có phân bố rộng sống được ở cả nước mặn,nước ngọt lẫn nước lợ, nên việc chọn nơi nuôi các sẽ do điều kiện các nhân của bạn quyết định. Bạn cảm thấy mình có lợi thế để nuôi trồng ở đâu thì nên ưu tiên lựa chọn nơi đó. Tuy nhiên, để việc nuôi trồng diễn ra thuận lợi, địa điểm làm ao nuôi cá của bạn cần những tiêu chí sau:

  • Môi trường xung quanh sạch sẽ, ổn định, không bị ô nhiễm. Tránh xây ao gần nơi có nguồn nước/ rác thải bẩn.
  • Nên xây ao ở nơi thông thoáng, gần nguồn điện, nguồn nước và có giao thông thuận lợi và gần nguồn cá giống.

Xây dựng và chuẩn bị ao nuôi cá chẽm

Diện tích ao nuôi: 

  • Tối thiểu đạt kích thước 1.000 – 20.000 m2
  • Kích thước ao nuôi cá tốt nhất là từ 2.000 – 5.000 m2.

Độ sâu mực nước trong ao nên từ 1,2 – 1,5 m.

Thiết kế ao nuôi: cấu tạo như ao ươm giống hoặc tái sử dụng ao nuôi tôm trước đó. Tuy nhiên ao nuôi nên có cống cấp/ thoát nước riêng, xây hơi dốc về phía cống thoát. Đáy ao nên trám bằng cát hoặc cát bùn.

Các mẹo xây dựng ao nuôi:

  • Nếu ao nuôi có pH thấp thì để đạt chuẩn bạn có thể tăng liều lượng bón vôi lên tầm 30kg – 50kg/ 100m2.
  • nếu có thể nên xây ao gần vùng có biên độ thủy triều dao động lớn để tiện thay nước và thu hoạch.

Đối với ao nuôi ghép thì sau khi cải tạo nên tiến hành bón lót phân hữu cơ trước với liều lượng 10-15 kg/ 100m2 để sinh vật hữu sinh và phù du có điều kiện phát triển.

Chuẩn bị giống và thả cá chẽm

Cá Chẽm khi còn nhỏ thường ăn lẫn nhau, đặc biệt là giai đoạn khi cá có kích thước 1 – 20cm. Vì vậy, muốn giống có tỉ lệ sống cao nên tách nhỏ và ươm cá còn nhỏ các khu riêng để dễ chăm sóc. Đồng thời cung cấp đầy đủ thức ăn để hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau.

Cá Chẽm giống được chọn để thả vào ao nuôi thịt phải có kích thước đồng đều từ 8 – 10 cm. Chọn cá không bị bệnh tật, không có các vết thương ngoài da, có màu trắng xám nhạt, khỏe mạnh.

Tùy vào hình thức nuôi mà cách thả cá giống cũng khác nhau

  • Nếu nuôi đơn: Cá giống thả với mật độ từ 2 – 3 con/ m2. 
Cá chẽm có thể nuôi chung với 1 số cá khác để tận dụng tối đa diện tích ao, hồ nuôi
  • Nếu nuôi ghép: Cá chẽm có thể nuôi chung với cá rô phi. Trong đó, cá rô phi đóng vai trò làm thức ăn sống cho cá Chẽm con và ăn thức ăn thừa trong ao, giúp hạn chế ô nhiễm môi trường sống. Sau 5 – 7 ngày khi sinh vật phù du trong ao đã phát triển đến mức độ phù hợp thì thả cá rô phi trưởng thành vào trước, với mật độ 1 – 2 con/ m2 và tỷ lệ đực/cái là 1/3. Chờ 2 tháng sau khi đã có cá rô phi con thì thả cá Chẽm giống. Cá Chẽm giống thả khi đạt kích thước đồng đều 10 – 12cm và thả với mật độ 30 – 50 con/100 m2.

Trong thời gian đầu nên cho cá ăn 2 – 3 lần/ ngày. Khi cá đạt cỡ trên 200g thì khẩu phần ăn sẽ là cho ăn 1 lần/ ngày và tăng lượng thức ăn lên tùy theo nhu cầu của cá.

Chăm sóc cá chẽm

Thức ăn của cá chẽm

Cá Chẽm là loài ăn tạp nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, để cá phát triển nhanh và cho sản lượng tốt. Bạn vẫn nên có khẩu phần và chế độ ăn phù hợp.

Nguồn thức ăn sống (thức ăn tạp) cho cá Chẽm, gồm cá tạp, tôm, tép… 

  • Đối với nuôi đơn: Băm nhỏ và cho ăn với khẩu phần 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều tối. Hai tháng đầu, liều lượng thức ăn tạp với tỉ lệ 10% trọng lượng thân cá. Sau đó, giảm liều lượng xuống còn 5% trọng lượng thân cá.
  • Đối với nuôi ghép: thức ăn tạp cũng được băm nhỏ với khẩu phần và liều lượng bằng ½ so với nuôi đơn. Bạn nên quan sát sức ăn của cá giống nhà mình và có những điều chỉnh liều lượng và khẩu phần thức ăn linh động sao cho phù hợp với lượng cá rô phi có ở trong ao.
Bạn nên bổ xung thức ăn công nghiệp cho cá Chẽm

Tuy nhiên, nguồn thức ăn tạp khan hiếm đặc biệt vào mùa mưa bão và chi phí bỏ ra khá đắt đỏ, do vậy bạn có thể dùng bổ sung các nguồn thức ăn khác để nuôi cá mà vẫn đảm bảo chất lượng.

  • Dùng thêm bột cám gạo với liều lượng 3: 7 so với nguồn thức ăn tạp.
  • Hoặc sử dụng thức ăn chế biến ( thức ăn cho cá có nhiều thành phần đã qua chế biến) để nuôi cá chẽm. 

Cách cho cá chẽm ăn

Trước khi thả thức ăn xuống cho cá ăn, bạn nên tạo tiếng động để tập trung đàn cá vào điểm cho ăn. đến khi thả thức ăn, bạn nên rải thức ăn từ từ ở một số điểm cố định trong ao. Hàng ngày bạn nên kiểm tra môi trường sinh sống của cá ao nuôi. bạn cần quan sát và lưu ý kĩ về hoạt động bắt mồi của cá Chẽm để định lượng và điều chỉnh liều lượng và khẩu phần ăn cho phù hợp. Cứ 7 – 10 ngày lại kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá một lần để điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời, chính xác.

Quản lý cá chẽm

để cá có môi trường phát triển tốt nhất, trong quá trình nuôi bạn nên kiểm tra thường xuyên. Bằng cách quan sát màu nước, xác định các yếu tố về môi trường, tốc độ tăng trưởng của cá Chẽm để có phán đoán và giải pháp điều chỉnh cho phù hợp. 

Bên cạnh đó, bạn cũng phải quan tâm đặc biệt đến tình trạng sức khỏe của cá để phòng chống và phát hiện các bệnh lý có thể xảy ra kịp thời và có biện pháp xử lý đúng lúc.

Thay nước khi nuôi cá chẽm

Ao nuôi phải luôn đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.

  • Đối với ao nuôi đơn cá chẽm

Tùy theo mức độ ô nhiễm của nước trong ao mà bạn có thể thay nước từ 30–50% lượng nước có trong ao. Đảm bảo mực nước trong ao luôn duy trì trên 1m2.

Trong trường hợp đáy ao quá ô nhiễm vì chất thải và thức ăn thừa tích tụ, bạn có thể đổi sang ao mới khi cá đạt cỡ 200 – 300g. Song song với đó bạn nên tiến hành phân loại cá theo kích cỡ để điều chỉnh mật độ cá trong từng ao cho phù hợp.

  • Đối với ao nuôi ghép cá Chẽm

Hạn chế thay nước với áo nuôi ghép để giữ được nguồn thức ăn tự nhiên cho cá rô phi. Trong trường hợp nước ao quá ô nhiễm, bắt buộc phải thay nước thì nên thay nước với tỉ lệ khoảng 30% lượng nước có trong ao.

Phòng bệnh cho cá Chẽm

Để phòng tránh các vấn đề bệnh tật trong quá trình nuôi cá Chẽm, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Ao nuôi cùng các trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải được vệ sinh, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng thường xuyên. Cá giống trước khi thả nuôi cần phải được xử lý bệnh và đã qua chọn lọc. 
  • Nguồn thức ăn cho cá đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng và phải tươi sống, còn thời hạn sử dụng. 
  • Định kỳ thay nước hoặc đổi ao để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

Trong trường hợp phát hiện cá có dấu hiệu sinh bệnh cần vớt cá nuôi cách ly để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trường hợp tất cả cá bị bệnh chết, phải vớt xác lên và xử lý tiệt trùng đúng quy chuẩn. tránh trường hợp vứt xác hoặc xử lý bừa bãi tạo sự lây lan nguồn bệnh cho ao khác.

Thu hoạch cá Chẽm

Thời gian thu hoạch cá Chẽm sẽ phụ thuộc vào cỡ cá mà thị trường cần. Thông thường sau 6 – 12 tháng nuôi, cá Chẽm có thể đạt kích cỡ 0,5 – 1,2 kg/ con, ở tầm này, cá đã có thể thu hoạch. 

Tuy nhiên, khi thu hoạch cần chú ý các vấn đề sau: 

  • Trước ngày thu hoạch 1 – 2 ngày không nên cho cá ăn.
  • Trước khi thu hoạch cần tháo nước cho ao nuôi và giữ mực nước còn khoảng 0,5 – 0,6m. Sau đó mới tháo cạn nước và bắt những con cá còn lại bằng vợt lưới để tránh tổn thương cá.
  • Sử dụng lưới kéo có mắt lưới 2a với kích thước 1 – 2 cm để thu cá. 
  • Cá sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng nên được giữ sống hoặc bảo quản tươi trước khi tiêu thụ.

Các món ngon chế biến từ cá Chẽm

Với thịt cá dai, ngon, ngọt cá Chẽm có thể được chế biến ở nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng được giữ lại cao nhất. Chúng ta cùng điểm qua các món ngon được làm từ loại cá này được nhiều người yêu thích nào.

Cá chẽm hấp

Đây là cách chế biến đơn giản nhất và có thể giữ lại nguyên vị cùng như hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt cá tốt nhất. 

Vì cá đã thơm ngon sẵn nên sau khi hấp cá bạn chỉ cần ăn cá với các loại mắm chấm cũng đủ “đưa” hết nồi cơm trong nhà rồi.

Cá chẽm kho

Với công thức cá Chẽm kho thơm và cá chẽm kho cà chua bạn có thể làm phong phú thêm bữa ăn gia đình. Cá chẽm kho sẽ cho hương vị đậm đà hơn, màu sắc bắt mắt hơn nhưng vẫn đảm bảo được các dinh dưỡng có trong cá.

Cá chẽm nấu ngót

Nếu gia đình bạn thích ăn canh thì món Cá chẽm nấu ngót sẽ là lựa chọn lý tưởng mà còn dễ làm vô cùng. Hơn hết, cá Chẽm mà kết hợp với rau ngót thì hương vị ngon ngọt của món canh này có thể “được lòng” của những người sành ăn nhất.

Phần nước dùng thành ngọt, trong khi đó phần thịt cá mềm ngon, săn chắc, thơm mà không tanh. Bạn có thể ăn kèm với cơm trắng hoặc bún. Dùng thêm nước mắm ớt tỏi là hoàn hảo.

Cá chẽm sốt cam

Cá chẽm sốt cam sẽ gây ấn tượng với bạn ngay từ bề ngoài “bắt mắt”. Thịt cá được chiên vàng thơm ngon hòa cùng vị chua ngọt của gia vị và nước sốt làm món ăn vừa thơm vừa ngon nhưng vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng.

Bạn có thể chế biến món này trong các bữa cơm gia đình hoặc đãi tiệc cho khách.

Cá chẽm nướng

Nếu bạn là “tín đồ” của các món nướng thì đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món cá Chẽm nướng giấy bạc, nướng muối ớt hoặc cá Chẽm nướng sốt cay Tứ Xuyên. Bởi bạn sẽ “say như điếu đổ” trước hương vị thơm ngon, đậm vị này đấy. để món nướng tròn vị hơn, bạn nên ăn kèm với nước chấm và rau sống. 

Bạn có thể làm 3 món cá nướng này để ăn với cơm, bùn, làm món nhậu hoặc ăn với bánh tráng, rau sống nhé.

Cá chẽm chiên giòn

Với phương pháp chiên, bạn có thể chế biến cá Chẽm chiên với 2 vị sốt mật ong và tương đậu thơm ngon để làm bữa cơm gia đình thêm đa dạng, hấp dẫn.

Món cá Chẽm chiên dòn chấm mắm me đâm đà hương vị

Cá chẽm sốt chanh dây

Đây sẽ là món ngon với hương vị “độc lạ” và gây ấn tượng với bạn từ màu sắc cho đến hương vị. Phần thịt cá dai ngọt thấm đẫm nước sốt chanh dây chua ngọt, đậm đà sẽ cực đưa cơm đấy. 

Món cá Chẽm sốt chanh dây hương vị độc lạ

Lời kết

Dù đã được nhân giống và nuôi trồng rộng rãi nhưng cá Chẽm ở Việt Nam vẫn được xếp vào hàng thực phẩm “sang choảnh” khi giá bán của chúng dao động từ 180.000 đồng/ kg- 250.000 đồng/ kg và sẽ có giá cao hơn nữa với cá được đánh bắt trong tự nhiên. Bạn cũng cần biết rằng cá Chẽm nuôi cũng có chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, không hề đồng đều đâu nhé. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Có thể bạn nên xem

Cá diếc anh đào, loại cá cảnh tuyệt đẹp dễ nuôi hồ thuỷ sinh

Cá diếc anh đào là một trong những dòng cá...

Cá Phượng Hoàng nuôi chung với cá nào cho phù hợp?

Cá Phượng Hoàng chính là một loại cá cảnh...

Các loại bể cá cảnh theo phong thủy mệnh chọn đúng chuẩn cho mọi người

Bể cá cảnh là thứ đầu tiên bạn cần có khi bắt đầu nuôi một đàn cá cảnh trong nhà. Bể không chỉ là môi trường sống cho cá mà nó còn mang những ý nghĩa phong

Cá cam như thế nào?đặc điểm sinh học và những món ngon từ cá cam

Cá cam được xem là món quà mà biển cả dành tặng chúng ta. Loài cá này giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và là đối tượng nuôi tiềm năng của ngư dân. Cá cam đã