Cá Phượng Hoàng chính là một loại cá cảnh đang được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Đúng như cái tên chúng nó, cá Phượng Hoàng chính luôn là trung tâm trong bể cá cảnh của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn đang thắc mắc cá Phượng Hoàng nuôi chung với cá nào hay kỹ thuật nuôi cá Phượng Hoàng như thế nào? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về loài cá Phượng Hoàng
Cá Phượng Hoàng là loài cá thuộc họ Rô phi và được biết đến với tên khoa học là Mikrogeophagus Ramirezi. Hiện nay, ngoài tự nhiên chúng được tìm thấy với số lượng lớn ở khu vực sông Orinoco hoặc các sông hồ ở khu vực Nam Mỹ. Với vẻ đẹp tự nhiên nổi bật, cùng với quá trình lai tạo giúp cho loài cá Phượng Hoàng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng về màu sắc. Giúp chúng nhận được sự yêu thích và lựa chọn của nhiều người yêu thích cá cảnh.
1.1. Đặc điểm ngoại hình của cá Phượng Hoàng
Cá Phượng Hoàng có nhiều loài với nhiều hình dáng khác nhau, tuy nhiên ở nước ta hiện nay phổ biến nhất là loài thân dài và thân ngắn. Ngoài ra, người ta cũng thường lựa chọn cá Phượng Hoàng loại vây ngắn và vây dài. Tuy nhiên, loài vây dài vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều người chơi cá cảnh hơn.
Màu sắc của loài cá cũng rất đa dạng và phong phú, ngoài việc màu sắc khá sặc sỡ, thì chúng còn có một lớp vảy với màu sắc lấp lánh vô cùng huyền ảo khi nhìn từ mọi phía. Khiến chúng trở nên thu hút và vô cùng nổi bật trong bể cá. Hiện nay, một chú Phượng Hoàng trưởng thành có chiều dài khoảng 4-5cm, do đó chúng có kích thước tương đối nhỏ nhắn.
2. Những loại cá phượng hoàng nuôi làm cảnh phổ biến
Hiện nay, ở nước ta có có 3 loài cá Phượng Hoàng được nuôi phổ biến đó là: Cá Phượng Hoàng ngũ sắc, cá Phượng Hoàng xanh và cá Phượng Hoàng vàng. Mỗi loại lại có một đặc điểm nổi bật, giúp chúng thu hút sự quan tâm từ người yêu cá cảnh.
2.1. Đặc điểm sinh học của cá phượng hoàng
Cá Phượng hoàng sống trong môi trường nước ấm áp, nhiệt độ lý tưởng để sinh sống và phát triển là từ 25.5-29.5 °C
– Chiều dài cá trưởng thành có thể đạt (cm):5 – 7
– Độ cứng nước (dH):5 – 12
– Độ pH của nước :5,0 – 6,0 nước có tính axit phèn.
– Hình thức sinh sản: Cá đực và cá cái bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và trứng nở sau 2 đến 3 ngày.
– Cá sống ở mọi tầng nước, cá không ưa sống tại nơi có dòng nước chảy mạnh và sống cùng vớ các loài cá hoạt động mạnh như cá chép , cá vàng . Cá Phượng hoàng nên thả trong bể thủy sinh sẽ phù hợp nhất
2.2. Tập tính sinh sản của cá Phượng Hoàng
Cá Phượng Hoàng có tập tính sinh sản cũng khá giống với các loài cá khác, khi đến mùa giao phối thì cá đực sẽ bắt cặp với một cá cá mái, sau đó giao phối và đẻ trứng. Chúng thường sẽ cùng nhau dọn tổ để chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Đến mùa sinh sản, một con cá Phượng Hoàng cái có thể đẻ được khoảng từ 15-400 trứng và trứng sẽ nở sau khoảng từ 2-3 ngày tuỳ theo nhiệt độ trong bể nuôi.
Và sau khi hoàn thành một kỳ sinh nở, loài cá Phượng Hoàng sẽ có thể phát dục lại sau khoảng từ 15-20 ngày. Chu kỳ sinh sản của loài cá này khá dày, do đó hiện nay số lượng cá Phượng Hoàng ở nước ta khá lớn. Hiếm khi xảy ra tình trạng khán cá.
1.3. Cách phân biệt cá Phượng Hoàng trống mái nghép sinh sản
Khi có nhu cầu nuôi loài cá Phượng Hoàng này, bạn nên biết cách phân biệt trống mái để giúp ghép đôi sinh sản hiệu quả hơn. Dưới đây là những đặc điểm giúp phân biệt Phượng Hoàng trống mái hiệu quả:
+ Cá Phượng Hoàng đực: Cá Phượng Hoàng đực thường có kích thước lớn hơn cá mái, cá đực thì bụng dưới thường sẽ có màu đỏ. Cùng với đó là vi lưng, vi hậu, vi bụng thường sẽ giương cao, có màu sắc sặc sỡ hơn con cái rất nhiều.
+ Cá Phượng Hoàng cái: Có kích thước nhỏ hơn con đực, chúng có màu sắc ở các vây nhạt hơn và các vi ở lưng, bụng, hậu không giương cao. Và khi bước vào giai đoạn sinh sản, thì bụng con cái sẽ to hơn bụng con đực.
Tuy nhiên, bạn cần nuôi chúng tới độ tuổi trưởng thành, độ tuổi sinh sản sau khi nuôi từ 6-8 tháng, thì những đặc điểm phân biệt trống mái ở đặc điểm bên ngoài mới rõ ràng và dễ nhận biết.
>>>Xem thêm: Cá Vàng đầu lân giá bao nhiêu?
2. Cá Phượng Hoàng nuôi chung với cá nào phù hợp nhất?
Loài cá Phượng Hoàng có tính tình rất hòa đồng và dễ nuôi nên bạn có thể nuôi với nhiều loài cá khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những loài cá cảnh có cùng kích thước để giúp chúng không cậy lớn bắt nạt nhỏ. Do đó, khi nuôi cá Phượng Hoàng bạn có thể nuôi chung cùng các loại cá khác như:
+ Nuôi chung Phượng Hoàng với cá 7 màu, cá cánh bướm, cá xê can, cá sặc gấm, cá mã giáp, cá đuôi kiếm, cá nô lệ… Những loại cá có kích thước tương đồng với nhau, giúp chúng sống hoà thuận với nhau. Cùng với đó những loại cá này kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự sinh động cho bể cá.
+ Ngoài ra, để cho bể cá có màu sắc đa dạng hơn, thì người ta sẽ nuôi các loại cá Phượng Hoàng chung với: Cá 7 màu, cá ngựa vằn, cá đuôi kiếm, cá cánh bướm ngũ sắc, cá sặc lửa… giúp bể cá của bạn có rất nhiều màu sắc nổi bật.
Tuy nhiên, các bạn nên nuôi chúng theo từng cặp, để giúp chúng hoà đồng và có bạn tình để giúp chúng sinh sản khi đến mùa động dục.
3. Kinh nghiệm nuôi cá Phượng Hoàng hiệu quả
Khi có nhu cầu nuôi cá Phượng Hoàng, thì bạn nên tham khảo thêm kinh nghiệm nuôi cá sau đây, để giúp quá trình nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất.
3.1. Setup bể cá
Tuỳ thuộc vào số lượng cá cũng như không gian nhà mà bạn có thể lựa chọn một chiếc bể cá có kích thước phù hợp. Tuy nhiên, loài cá Phượng Hoàng rất thích bơi lội và ưa vận động nên bạn cần chọn một bể cá có kích thước rộng một chút. Cùng với đó, bể cá cần được trang bị đầy đủ máy tạo oxy, đèn chiếu, trang trí thêm cây thuỷ sinh, nên trải một lớp sỏi dưới đáy bể. Và nên trang bị một thiết bị lọc nước để giúp nước luôn sạch sẽ và an toàn cho cá.
3.2. Nhiệt độ trong bể cá
Nhiệt độ thích hợp để cá Phượng Hoàng sinh sống và phát triển dao động từ khoảng 25-35 độ C. Tuyệt đối không được để nước trong bể cá thấp hơn 25 độ C. Do đó, nếu ở các tỉnh miền Bắc, mùa động nhiệt độ thường xuống rất thấp, có khi thấp hơn 10 độ C. Thì lúc này bạn cần trang trí thêm đèn sưởi cho bể cá, giúp đảm bảo duy trì nhiệt độ trong bể không được thấp hơn 25 độ C.
3.3. Cá Phượng Hoàng ăn gì?
Cá phượng hoàng ăn gì? Thức ăn cá Phượng Hoàng là các loại thức ăn tổng hợp hoặc các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, sâu đỏ…..Cá Phượng Hoàng là một loài ăn tạp, chúng có thể ăn nhiều loại động vật, giáp xác nhỏ, loăng quăng, các loại giun, trứng kiến… Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm các loại thức ăn dành cho cá cảnh ở cửa hàng cá cảnh. Bởi nuôi cùng lúc nhiều loại cá thì nên dùng thức ăn phổ biến sẽ tiết kiệm công sức và chi phí.
3.4. Phòng bệnh cho cá Phượng Hoàng
Nhiều người đánh giá cá Phượng Hoàng là một loại có sức đề kháng cao, dễ hòa nhập và ít khi mắc các bệnh lý không mong muốn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cá, thì bạn thường xuyên thay nước định kỳ cho bể cá, loại bỏ thức ăn thừa, phân, chất cặn bã… giúp nước luôn sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn. Kết hợp lọc nước thì bạn cũng nên đảm bảo ánh sáng cho bể cá luôn ở mức vừa phải và phù hợp.
4. Cá Phượng Hoàng bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
Hiện nay mức giá của cá Phượng Hoàng không phải quá đắt mà có thể nói là khá rẻ. Bởi khả năng sinh sản nhanh chóng và nhiều nên lượng cá luôn dồi dào. Tuy nhiên, mức giá cá Phượng Hoàng cũng phụ thuộc vào các yếu tố như màu sắc, kích thước…
+ Hiện nay, giá bán cá Phượng Hoàng dao động từ 10.000 vnđ/con và khoảng từ 15.000 – 20.000 vnđ/cặp.
+ Tuy nhiên, có nhiều con có màu sắc hấp dẫn, khác lạ thì cũng có mức giá cao hơn khoảng từ 20.000 – 50.000 vnđ/con.
Khi có nhu cầu mua cá Phượng Hoàng, bạn có thể tham khảo qua một số địa chỉ bán uy tín mà chúng tôi chia sẻ sau đây:
+ Trại cá CABAYMAU VIỆT NAM – 0936.930.227
+ Chợ cá MeKong – 0936.930.227
+ Cá cảnh Tuấn Phong – 0394 3333 82
+ Chợ Tốt
+ Hệ Thống Cá Cảnh, Thủy Sinh Hoàng Lam – 0975.880.333
Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã giúp các bạn giải đáp chính xác thắc mắc cá Phượng Hoàng nuôi chung với cá nào cho phù hợp nhất. Cũng như giúp các bạn biết về mức giá và địa chỉ mua cá Phượng Hoàng khi có nhu cầu nuôi loài cá này. Nếu còn thắc mắc hay có góp ý về loài cá Phượng Hoàng, bạn vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất.