Top 9+ các loại cá cảnh dễ nuôi kiến thức người mới nuôi nên biết

Những loại cá cảnh nào dễ nuôi là đề tài rất được quan tâm đặc biệt là với người mới. Vì khi mới bắt đầu nuôi cá cảnh mà chọn sai loại cá sẽ dễ xảy ra tình trạng mất tiền, cá bệnh chết. Nuôi cá cảnh là thú vui quen thuộc với nhiều người đặc biệt là xã hội bận rộn như hiện nay. Nhưng với những ai mới tập tành nuôi cá cảnh thì việc tìm hiểu kiến thức về cách chọn bể cá, thức ăn, môi trường nước.. là rất quan trọng. Nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian sau đây là danh sách các loại cá cảnh dễ nuôi nhất hiện nay.

Những điều cần chuẩn bị khi mới bắt đầu nuôi cá cảnh

Nuôi cá cảnh là một thú vui quen thuộc của nhiều người. Nhưng trước khi bắt đầu chọn cho mình một loại cá cảnh để nuôi bạn cần chuẩn bị các kiến thức sau. 

Chuẩn bị bể kính nuôi cá cảnh

Không gian và môi trường là 2 yếu tố quan trọng để lựa chọn bể kính nuôi cá cảnh phù hợp. Trường hợp bạn đặt bể cá cảnh ở bàn tiếp khách hoặc bàn làm việc nên chọn bể kích thước mini. Ngược lại nếu đó là phòng khách, sân vườn hoặc khu vực rộng rãi thì ưu tiên bể cá kích thước lớn.

Kích thước bể cá tùy thuộc môi trường và diện tích vị trí đặt bể. Mật độ cá cảnh và diện tích bể cá cần đảm bảo sự cân bằng. Việc tạo môi trường thoáng đãng giúp cá thoải mái bơi lội rất quan trọng đến sự phát triển khỏe mạnh của chúng. Mật độ cá lớn nước trong bể sẽ nhanh bẩn dễ gây ra bệnh. Trường hợp đã có bể cá và mua thêm cá mới thì thả riêng vào bể nhỏ trước. Mục đích là quan sát sức khỏe cá mới tránh lây nhiễm cho cá trong bể. 

Xử lý nguồn nước nuôi cá cảnh

Nếu muốn cá khỏe mạnh và không bị sốc khi lần đầu thả vào bể cần chú ý xử lý nguồn nước. Hiện đa số nước trong bể cá là nước máy có nhiều clo dễ làm chết cá. Việc của bạn là đảm bảo không còn clo trong nguồn nước nuôi cá cảnh.  Cách đơn giản nhất là cho nước máy vào thau, chậu không có nắp từ 1 – 2 ngày để clo tự động bốc hơi.

Ngoài ra bạn có thể dùng máy sục oxy và mang nước đến nơi nhiều ánh nắng. Nếu không có thời gian thì dùng dung dịch khử clo được bán ở các cửa hàng nuôi cá cảnh.  Nếu nuôi cá cảnh bằng nước giếng thì chú ý độ PH. Nhiều giếng nước nhiễm phèn, độ PH và nồng độ oxy thấp không hợp nuôi cá cảnh. Bạn có thể sủi oxy thật mạnh cho nước hoặc lấy than hoạt tính đổ vào bể để tăng độ PH. 

Chuẩn bị thức ăn nuôi cá cảnh

Đặc tính của cá là thấy mồi thì đớp nên nhiều người lầm tưởng chúng đang đói. Thực tế cho cá ăn quá nhiều dễ chết vì chướng bụng. Thức ăn dư thừa do bạn cho cá ăn quá nhiều sẽ làm nước đục khiến môi trường sống ô nhiễm. Do đó đừng cho cá ăn quá nhiều hoặc bỏ đói chúng. 

Trên thị trường hiện có nhiều loại thức ăn khô vo viên sẵn nên bạn cho cá ăn tầm 2 lần 1 ngày sáng chiều. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thức ăn khác như động vật nhỏ, rong rêu, cá con…. Nói chung nên tìm hiểu loại cá đang nuôi và điều chỉnh lại lượng thức ăn. 

Cách thay nước

Sau một thời gian nước trong bể sẽ bị đục nên bạn cần phải thay nước trong bể cá. Tùy từng loại cá có cách thích nghi môi trường khác nhau mà lựa chọn phương pháp thay nước thích hợp. Lưu ý không thay 100% nước mới mà giữ lại nước cũ từ 30 – 50%. Kế tiếp từ từ cho thêm nước mới đã qua xử lý vào bể. Cách này đảm bảo cá không bị sốc vì thay đổi môi trường đột ngột do chênh lệch nhiệt độ và độ PH. 

Lúc thay nước bạn nên dùng ống bơm bằng tay hút sạch đồ ăn dư ở dưới đáy bể rồi mới bơm nước mới. Với các loài cá cảnh có đòi hỏi cao về môi trường nước (nước sạch) bạn cần thường xuyên thay nước và ngược lại. Nếu bể cá đã có hệ thống lọc nước, thời gian thay nước sẽ dài hơn bình thường. 

Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, oxy nuôi cá cảnh

Nhiệt độ

Nhiệt độ nuôi cá cảnh lý tưởng nhất là trong khoảng 26 – 28 độ C. Thực tế dù có chênh lệch vài độ thì cũng không ảnh hưởng cá. Nếu khu vực bạn sống có mùa lạnh thì cần có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bể cá thường xuyên. Trường hợp nhiệt độ quá thấp thì dùng cây sưởi nhiệt hỗ trợ. 

Ánh sáng

Khi nuôi cá cần tránh đặt bể ở khu vực quá tối thiếu ánh sáng dễ làm cá bệnh. Không gian tốt nhất là môi trường thoáng mát, ánh sáng đầy đủ nhưng tuyệt đối không để cá tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời. Khi đặt bể cá ngoài trời cần có bóng râm, hạn chế sự tác động của mưa nắng. 

Trường hợp bể cá trong nhà nên có đèn công suất nhỏ để tăng thêm ánh sáng. Bạn chỉ nên bật đèn ban ngày dưới 8 tiếng (không để đèn sáng cả ngày). Vào ban đêm hãy tắt đèn để cá nghỉ ngơi.

Oxy

Nhiều loài cá cảnh dễ nuôi hiện nay thì không cần sục oxy. Nhưng nếu bạn muốn cá sống trong môi trường lý tưởng thì nên bật oxy 24/7 trong bể cá. Trường hợp bể quá lớn từ 60cm trở lên thì cần có máy lọc nước, lọc tràn, lọc ván…. 

Một số loại cá cảnh dễ nuôi dành cho người mới

Cá ba đuôi nước ngọt 

  • Nguồn gốc

Cá vàng còn được gọi là cá ba đuôi có tên tiếng khoa học là Carassius Auratus thuộc họ cá Chép (Cyprinidae). Cá ba đuôi sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt ở các khu vực Bắc Á và Đông Nam Á. Hiện có nhiều loại cá vàng như cá vàng sao chổi (Comet), cá vàng  đuôi bướm (Jikin), cá vàng Wakin (Wakin), cá vàng đuôi voan (Veiltail), cá vàng ngọc trai (Pearlscale), cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)…..

  • Ngoại hình

Cá vàng có lấm tấm vảy hoặc lớp vảy bao bọc toàn thân. Chiều dài cá vàng trưởng thành trung bình từ 8 – 13cm. Cá có tập tính đẻ trứng, nhiều màu sắc như cam, đỏ, ngũ hoa, hắc đơn, bạch long giác ngọc. Phần đuôi đa dạng hình dáng như đuôi sao chổi, đuôi voan, đuôi quạt.

  • Ưu điểm

Cá ba đuôi là loài cá cảnh nước ngọt dễ nuôi nhất vì chúng có thể thích ứng với nhiều điều kiện sống trong bể (hòn non bộ, bể kính, bể cạn….).  Thức ăn của cá ba đuôi đa dạng như giun chỉ đỏ, rong rêu, chuối. Chúng cũng ăn một số động vật như tôm tép, bọ gậy, các loại giáp xác nhỏ. Thức ăn tổng hợp như cám…. cũng phù hợp với chúng.

Cá ba đuôi rất dễ sinh sản đặc biệt là sống trong môi trường thuận lợi. Chúng sinh quanh năm nhưng mạnh nhất là tháng 3 và tháng 6. Cá vàng con ăn rất khỏe và mau lớn (1 tháng đã dài từ 2 – 3cm). Cá vàng không cần chăm sóc phức tạp, nhiệt độ phù hợp từ 19 – 20 độ C với độ cứng nước 10 – 15, độ PH 6.0 – 8.0. 

  • Nhược điểm

Cá vàng không nên nuôi chung với những loài cá cảnh khác vì chúng thường đánh nhau thậm chí là chết hàng loạt. Điều này gây cản trở với những ai thích nuôi một bể cá đa dạng loài. Nhưng nếu quá thích bạn có thể chọn nuôi chung với cá ranchu, cá oanda…. kích thước bằng nhau.  

Ngoài màu vàng đặc trưng cá có thể biến đổi màu tùy thời gian và mức độ phổ sáng của bể. Nếu cá vàng nuôi trong bể ít ánh sáng màu sẽ nhạt hơn. Sau một thời gian nuôi màu cá vàng cũng nhạt dần không sặc sỡ như ban đầu. 

Cá hồng két

  • Nguồn gốc

Cá hồng két còn được gọi là cá huyết anh vũ, cá két đỏ có tên tiếng Anh blood parrot cichlid, parrot cichlid, bloody parrot. Đây là loài cá cảnh được lai tạo từ họ Cichlidae vào năm 1986 tại Đài Loan. Các loại cá hồng két gồm cá hồng két King Kong, cá hồng két xăm và cá hồng két đuôi tim. 

  • Ngoại hình

Điểm nổi bật của cá hồng két chính là cơ thể hình tròn, lưng cong, đầu vồ về phía trước với cái mỏ quặp không khép kín như mỏ két. Đôi mắt to, mõm mũi nhỏ với thân mà đỏ rực nên nhiều người tin rằng chúng mang đến may mắn. Khi trưởng thành cá hồng két có thể dài đến 20cm. 

  • Ưu điểm

Cá hồng két rất khỏe mạnh, sống lâu và thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Thức ăn của cá thường là thức ăn viên, đồ đông lạnh hoặc trùng chỉ, tép bò…. Cá hồng két thích sạch sẽ nên cần trang bị bộ lọc nước để bể không bẩn. Nuôi cá hồng két cần có thêm gỗ, đá hay cây thủy sinh để chúng ẩn nấp. Trong phong thủy cá hồng két được cho là mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. 

  • Nhược điểm

Cá hồng két khá hung dữ nên không được nuôi chung cá nhỏ dễ bị chúng nuốt chửng. Vì là giống cá cảnh lai tạo nên cá hồng két đực thường bất thụ không thể thụ tinh sinh sản. Ngược lại chỉ những con cá hồng két thuần chủng hay tạp giao gần thì khả năng thụ tinh mới cao. Khuôn miệng cá hồng két quá không há to được nên khả năng tiếp nhận oxy kém. 

Cá đá (cá chọi Xiêm)

  • Nguồn gốc

Cá đá hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như cá lia thia, cá Betta, cá Xiêm, cá thia đá…. Đây là loài cá cảnh được thuần dưỡng lâu đời có xuất xứ từ Thái Lan và nhanh chóng lan ra thế giới. Hiện có 4 loài Betta hoang dãi ở Thái Lan, Campuchia và Mã Lai. Cá đá thuộc họ Osphronemidae với tên tiếng Anh là Siamese fighting fish  cá chọi Xiêm.

  • Ngoại hình

Cá đá có 2 loại: Loại đánh nhau và loại nuôi làm cảnh. Cá đá làm cảnh được chăm sóc kỹ về màu sắc và độ dài vây. Loài cá này từng được gọi là “trang sức của Phương Đông” bởi màu sắc phong phú do lai tạo. Nhiều màu sắc của cá đá dễ dàng nhìn thấy như cam, vàng, xanh ngọc, xanh lá, đỏ, xanh lam, trắng, màu ánh kim…. Cá đá có màu sắc óng ánh và tùy góc nhìn hay cường độ ánh sáng mà thay đổi màu. 

Cá đá nổi bật nhất là bộ vây và màu sắc tuyệt đẹp đặc biệt là cá đá cái nên có giá trị kinh tế hơn. Cá đá có ngoại hình khá nhỏ khi trưởng thành kích thước từ 6 – 8cm. Màu sắc cá đá theo kiểu tự nhiên hơn nên nhìn đẹp mà chân thật. Đặc biệt khi cá đá càng kích động màu sắc trên thân càng rực rỡ. 

  • Ưu điểm

Cá đá là một trong những loài cá cảnh đẹp nhất hiện nay đặc biệt là khi trải qua quá trình lai tạo vẻ đẹp của chúng càng tăng cao. Đặc biệt cá đá khá dễ nuôi nên là lựa chọn tối ưu khi tìm kiếm những loài cá cảnh. Cá đá khỏe mạnh và nhanh chóng thích nghi môi trường mới. Đôi khi bạn chỉ cần chai lọ thủy tinh, thức ăn vừa đủ là có thể nuôi cá đá mà không cần đến máy sục khí. Số lần thay nước cũng ít. 

Thức ăn của cá đá chủ yếu là bọ gậy, ấu trùng của côn trùng khác vì chúng là loài ăn thịt thích kiếm ăn trên bề mặt. Ngoài ra có thể cho cá đá ăn giun đỏ, đồ ăn trộn từ tôm băm nhuyễn, thịt cá….. Cá đá có sức sống mạnh mẽ thích hợp với người bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc. 

  • Nhược điểm

Cá đá có bản tính hung dữ, không ngại đánh nhau và đặc biệt thích giành lãnh thổ của loài khác, nhất là cá đá đực. Vì vậy mà cách tốt nhất là nuôi cá đá trong một bể riêng. Đặc tính này cũng là nguyên do nhiều người dùng chúng làm cá chọi tiêu khiển. 

Cá thanh ngọc

  • Nguồn gốc

Cá thanh ngọc (tiếng Anh Talking gourami) còn có tên khác là cá bãi trầu, cá 7 trầu. Tên khoa học Trichopsis vittata thuộc một chi của cá sặc. Cá chủ yếu khai thác trong tự nhiên để xuất khẩu. Khu vực sinh sống chủ yếu ở Đông Nam Á như Thái Lan, Myanma, Mã Lai và Việt Nam. Cá có vẻ đẹp hoang dã rất được dân chơi cá cảnh yêu thích.

  • Ngoại hình

Khi trường thành, cá thanh ngọc dài từ 4 – 7cm với gai vây hậu môn 6 – 8, 24 – 28 tia mềm vây hậu môn và 13 hàng vảy nằm ngang. Vây hậu môn có ít tia vây mềm tương tự sợi chỉ mở rộng dần về phía chỏm đuôi, gốc ngự có vết đen. Thân cá dẹt, mõm nhọn nhìn khá lạ mắt. 

  • Ưu điểm

Cs thanh ngọc có đặc tính dễ nuôi, khỏe mạnh và thích nghi nhanh với hầu hết các môi trường nước khác nhau. Thức ăn chính của cá thanh ngọc là những động vật giáp xác, động vật phiêu sinh và ấu trùng côn trùng. Do đó với những ai mới tập nuôi cá cảnh cũng không gặp khó khăn khi nuôi chúng. Cá sống tốt cả trong môi trường chật, nước ít phèn và nghèo oxy. 

  • Nhược điểm

Cá thanh ngọc có bản tính nhút nhát trong trường hợp nuôi chung. Nhưng sau 1 thời gian thì cái bản tính bảo vệ lãnh thổ của cá thanh ngọc sẽ biểu hiện rõ. Tuy nhiên nếu môi trường chật hẹp hoặc giai đoạn phát dục cá đực có thể đánh nhau. 

Cá lau kiếng

  • Nguồn gốc

Cá lau kiếng còn nhiều tên gọi khác như cá tỳ bà, cá dọn bể, cá lau kính…. Loài cá này có xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ và du nhập vào Việt Nam từ thập niên 80 bằng hình thức kinh doanh cá cảnh. Sau đó thập niên 90, cá lau kiếng được sản xuất trong nước. Cá lau kiếng là cá nước ngọt sống chủ yếu dưới đáy vùng nước ngọt hoặc nước lợ.

  • Ngoại hình

Cá lau kiếng có chiều dài từ 25  – 30cm, nhiều con thậm chí dài đến 70cm với trọng lượng từ 1 – 2kg, nặng nhất tầm 4kg. Da thô cứng, thân hình màu nâu sẫm, miệng to như cái tô. Da sần sùi, ngoại hình  dẹt phẳng, vây cao dựng đứng, đuôi dày nhưng nhỏ. Tuổi thọ cá lau kiếng trung bình  10 – 15 năm. 

  • Ưu điểm

Cá lau kiếng có nhiều loại như cá đốm da cam, cá đuôi cam, cá bạch tạng cá vàng tươi, cá đen…. Đây là loài cá cảnh đẹp và được nuôi phổ biến. Thức ăn chính của chúng là rong rêu, tảo nên cá lau kiếng còn được xem là chuyên gia dọn dẹp. Thậm chí chúng ăn cả chất nhớt tích tụ dưới đáy bể, xác côn trùng… giúp làm sạch nước trong bể. Do đó nuôi cá lau kiếng giúp tiết kiệm thời gian và công sức còn làm sạch bể cá tự nhiên. 

  • Nhược điểm

Cá lau kiếng ăn nhiều tảo, rong cạnh tranh nguồn thức ăn với loài cá khác khiến chúng phải tìm chỗ khác kiếm ăn. Vì khả năng phát triển nhanh cá lau kiếng có thể ảnh hưởng môi trường sống, khả năng phát triển của các loài cá khác. Vì vậy một bể chỉ nên nuôi tối đa 1 – 2 con cá lau kiếng. 

Cá tai tượng

  • Nguồn gốc

Cá tai tượng hay còn gọi là cái phát tài, cá tài phát (tiếng Anh Osphronemus goramy). Đây là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới sinh sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, nước lặng có nhiều thủy sinh sinh sống. Cá tai tượng còn được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ.  

  • Ngoại hình

Cá tai tượng có thân dẹt 2 bên, bề ngang gần bằng cá rô phi nhưng chiều dài gấp đôi chiều cao. Đỉnh đầu thường nhô lên với kích thước đầu nhỏ hơn cơ thể, lưng hơi cong, miệng rộng và nhọn, vây lưng trải dài gần đuôi. Vây đuôi tròn như cánh quạt, vây bụng kéo thành từng sợi. Tuổi thọ trung bình 5 – 7 năm, trưởng thành có thể nặng 0.5kg và trên 3 tuổi thì đạt 1.5kg. 

  • Ưu điểm

Cá tai tượng có cơ quan hô hấp phụ ở màng cung mang thứ nhất nên chúng sống được ở môi trường nước ao bẩn, thiếu oxy. Khả năng thích nghi với nhiều môi trường dù khắc nghiệt như ao hồ, sông, đầm, nguồn nước thiếu oxy….  Nhìn chung cá tai tượng dễ nuôi, chúng ăn tạp với thức ăn đơn giản như rau, bèo. Do đó cá tai tượng rất hợp với các bạn mới tập nuôi cá cảnh.

  • Nhược điểm

Mặc dù cá tai tượng dễ nuôi, thích nghi với cả môi trường khắc nghiệt nhưng lại dễ mắc các bệnh như bỏ ăn, bơi lờ đờ hoặc thân xuất hiện đốm trắng. Nguyên nhân là vì vi khuẩn Rhabdovirus, Pseudomonas. Do đó cần thường xuyên xử lý nguồn nước đúng cách, hạn chế ô nhiễm để phòng bệnh. 

Cá mún

  • Nguồn gốc

Cá mún tên tiếng Anh Platy fish còn có nhiều tên gọi khác như cá hột lựu, cá hà lan. Tên khoa học cá mún là Xiphophorus spp thuộc bộ Cyprinodontiformes (bộ cá sóc) họ cá  khổng tước. Cá mún có xuất xứ từ Trung Mỹ và Mexico rồi về sau được lai tạo phổ biến ở Việt Nam. Giờ đây bạn dễ dàng mua cá mún ở các cửa hàng cá cảnh. 

  • Ngoại hình

Không chỉ có màu cam, cá mún còn được lai tạo cho ra nhiều màu sắc rực rỡ. Ngoại hình cá mún giống cá hoàng kim nhưng thân ngắn và bầu bĩnh hơn. Kích thước nhỏ tương tự cá 7 màu nên sống tốt cả trong các bể cá nhỏ tầm 38L. Cá có bộ vây dài khi bơi uyển chuyển nhìn rất đẹp. Khi trưởng thành cá mún sẽ dài từ 6 – 9cm.

  • Ưu điểm

Cá mún là lựa chọn hoàn hảo cho người mới tập chơi cá cảnh. Vì đặc tính ăn rêu nên cá mún giúp làm sạch bể một cách tự nhiên. Chúng sống tốt mà không cần máy sủi oxy với điều kiện bể cá đủ rộng. Thức ăn đơn giản như trùng chỉ, côn trùng, rêu tảo. Đặc biệt nếu nuôi trong bể thủy sinh với nhiều cây thủy sinh thì không cần cho ăn cá vẫn sống tốt.

  • Nhược điểm

Cá mún có đa dạng loài và màu sắc để lựa chọn. Đặc tính cá mún dễ nuôi, sinh sản tốt với số lượng nhiều. Cá con phát triển cũng nhanh nhưng lại có nhược điểm dễ bị lai tạp, thoái hóa giống. Đặc biệt cá mún con khi sinh dễ bị những loài cá khác trong bể ăn thịt. Do đó cần chú ý chăm sóc khi cá mún sinh con. 

Cá Phượng Hoàng

  • Nguồn gốc

Cá phượng hoàng tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi vốn thuộc họ cá rô phi sinh sống tự nhiên ở sông Orinoco và các savan tại Venezuela, Colombia. Cá phượng hoàng hiện đã được nhân giống làm cá cảnh ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, cá phượng hoàng là loài cá cảnh khá được yêu thích đặc biệt là thả trong bể thủy sinh. 

  • Ngoại hình

Màu sắc đẹp đặc biệt là toàn thân có màu cầu vồng lấp lánh xen lẫn đốm xanh trải khắp cơ thể giúp cá phượng hoàng được yêu thích làm cá cảnh. Màu lưng sẫm rồi nhạt dần về bụng, đặc biệt phía sau có đường chạy dọc từ nắp mang đến tận đuôi. Vây đuôi kéo dài, phần cuối nhọn nhìn như cái quạt tròn. Dưới ánh sáng trực tiếp màu cá còn biến đổi liên tục nhìn rất huyền ảo, lung linh. 

  • Ưu điểm

Đặc tính của cá phượng hoàng là sống tốt ở mọi tầng nước. Chúng thích bơi lội lại lành tính và phù hợp sống theo cặp nên dễ dàng nuôi chung với các loài cá khác. Bạn có thể nuôi với cá thần tiên, cá neon, cá mún….. Cá phượng hoàng ăn thiên về động vật như trùng chỉ, giáp xác, côn trùng nhỏ hoặc đồ ăn viên. 

  • Nhược điểm

Môi trường nuôi cá phượng hoàng đòi hỏi nhiều yếu tố như nước sạch không lẫn chất độc hại, ánh sáng vừa đủ, lọc nước và sục khí phải nhiều. Sau khi sinh sản, cá phượng hoàng bố mẹ  có tính thích ăn trứng của mình. Trứng cá phượng hoàng cũng dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công. Do đó chăm sóc trứng con của cá phượng hoàng đòi hỏi kỹ thuật cao. 

Cá Guppy

  • Nguồn gốc

Cá Guppy còn quen thuộc với người Việt Nam bằng tên gọi cá 7 màu là loài cá cảnh rất phổ biến. Cá 7 màu là cá cảnh nước ngọt có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới được phát hiện lần đầu năm 1886. Mặc dù sau này cá đổi tên thành Poecilia reticulata nhưng nhiều người vẫn gọi là cá Guppy – tên người đã phát hiện ra chúng. 

  • Ngoại hình

Cá Guppy có đặc điểm khá độc đáo, cá cái kích thước lớn hơn cá đực và rất dễ phân biệt giới tính. Cá đực dài từ 3 – 3.5cm, vây lưng màu đẹp với đuôi to. Cá cái dài từ 4 – 6 cm và thường chỉ có màu ở đuôi. Cá 7 màu thường sống theo bầy đàn, khả năng mang thai sinh sản cực nhanh. Cá 7 màu con vừa sinh đã biết cách bơi và ẩn nấp. 

  • Ưu điểm

Cá 7 màu là loài cá cảnh rất đẹp và được nuôi phổ biến hiện nay. Bản tính của cá 7 màu khá hiền lành nên dễ dàng nuôi chung với nhiều loài cá cảnh khác. Chúng sống tốt ở mọi tầng nước nên có thể nuôi trong chậu hay hồ cá nhỏ, hòn non bộ. Nếu nuôi số lượng ít thì không cần đến máy chạy oxy, bạn chỉ việc thường xuyên thay nước để nguồn nước trong sạch. Thức ăn chủ yếu là lòng đỏ trứng và đồ ăn viên nhỏ nên người mới cũng dễ dàng nuôi. 

  • Nhược điểm

Cá bảy màu có đặc tính sống bầy đàn, thời gian sinh sản ngắn nên số lượng thành viên rất nhanh tăng trưởng. Khi nuôi loài cá này bạn phải cân nhắc số lượng vì chúng sinh sản nhanh. Điều này nhằm đảm bảo bạn cân bằng được môi trường sinh sống, phát triển để cá khỏe mạnh.

Cá dĩa

  • Nguồn gốc

Cá dĩa có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sinh sống tự nhiên ở sông Amazon quê hương của rất nhiều loài cá độc lạ. Lần đầu tiên cá dĩa được nuôi ở Mỹ là vào thập niên 50 của thế kỷ 10. Kể từ đó, việc nuôi cá dĩa làm cảnh dần phổ biến và lan rộng qua châu Á ở nhiều quốc gia như Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông… Hiện nay có nhiều loại cá dĩa như cá dĩa đỏ, cá dĩa xanh lá cây/xanh da trời, cá dĩa xám…

  • Ngoại hình

Đúng như tên gọi, cá dĩa có thân hình tròn tựa chiếc đĩa với khuôn miệng và mang nhỏ nhìn rất xinh xắn. Thân hình mảnh mai khi bơi uyển chuyển và điệu đà nên nhiều người gọi chúng là nữ hoàng của loài cá. Kích thước của cá khi trưởng thành từ 15 – 20cm. Cá dĩa cá nhỏ hơn cá đực, gai sinh dục lồi ra chia thành 2 thùy nhọn hơi cong ra sau. Cá đực đầu hơi gù, vây xệ, dưới bụng vây lõm vào hoạt động khá hung hăng. 

  • Ưu điểm

Cá dĩa có ngoại hình rất đẹp và bắt mắt xứng danh với tên gọi nữ hoàng các loài cá. Vì sống theo bầy nên khi cả đám bơi trong bể nhìn vào cảm giác thoải mái, thư giãn. Thức ăn của cá dĩa khá đơn giản chỉ là trùn chỉ, trùn đỏ, lăng quăng hoặc tim gan bò bằm nhuyễn. Vì loài cá này không kén ăn nên người mới nuôi cá cảnh cũng không gặp khó khăn. 

  • Nhược điểm

Thực tế cá dĩa đòi hỏi khá nhiều kỹ năng nuôi vì đặc điểm sinh học của chúng khác với loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới. Cá dĩa cực nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng mạnh hoặc chấn động nhẹ. Việc thay đổi môi trường đột ngột cũng ảnh hưởng chúng. Đặc biệt cá dĩa đòi hỏi cao về chất lượng nước và dễ stress khi bị các loài cá sống chung làm phiền. 

Một số lưu ý khi mới nuôi cá cảnh

Khi mới bắt đầu nuôi cá cảnh ngoài việc tìm chọn một loại cá phù hợp yêu cầu bạn còn cần chú ý nhiều yếu tố quan trọng. Bao gồm thức ăn, cách cho cá ăn, môi trường nước, bể cá, cách thay nước…. Sau đây là một số lưu ý quan trọng dành cho người mới nuôi cá cảnh:

  • Bạn nên ưu tiên chọn bể cá nhỏ để làm quen việc lắp đặt, vệ sinh và cách chăm sóc.
  • Hãy đảm bảo thả cá vào bể khi đã ổn định nước tránh thay đổi đột ngột làm cá chết.
  • Bạn nên nắm rõ các thông tin quan trọng như bộ lọc không bị tắc đột ngột, tránh để thức ăn thừa trong bể, đừng dùng nhiều hóa chất…
  • Hãy tránh dùng bộ lọc rẻ tiền với công suất chuyển đổi chỉ 2 – 3 lần 1 giờ. Bạn nhớ kiểm tra nước thường xuyên hàng ngày, hàng tháng đặc biệt là khi phát hiện cá chết bất ngờ. 
  • Một số điều cần tránh như thả quá nhiều cá trong 1 lần, không đủ kiên nhẫn khi nuôi hoặc nuôi cùng lúc nhiều cá. Ngoài ra tránh cho cá ăn quá nhiều – đây là lỗi rất nhiều người mới nuôi cá cảnh gặp phải. 

Lời Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loài cá cảnh, dễ nuôi nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ mà Trại chó mèo chúng tôi chia sẻ. Với những ai mới bắt đầu tập tành nuôi cá cảnh thì đừng bỏ qua danh sách các loài cá trên đây nhé. Những chia sẻ này sẽ phần nào giúp bạn có cho mình một bể cá cảnh với những chú cá xinh đẹp và khỏe mạnh.

Có thể bạn nên xem

Cá diếc anh đào, loại cá cảnh tuyệt đẹp dễ nuôi hồ thuỷ sinh

Cá diếc anh đào là một trong những dòng cá...

Cá Phượng Hoàng nuôi chung với cá nào cho phù hợp?

Cá Phượng Hoàng chính là một loại cá cảnh...

Các loại bể cá cảnh theo phong thủy mệnh chọn đúng chuẩn cho mọi người

Bể cá cảnh là thứ đầu tiên bạn cần có khi bắt đầu nuôi một đàn cá cảnh trong nhà. Bể không chỉ là môi trường sống cho cá mà nó còn mang những ý nghĩa phong

Cá cam như thế nào?đặc điểm sinh học và những món ngon từ cá cam

Cá cam được xem là món quà mà biển cả dành tặng chúng ta. Loài cá này giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và là đối tượng nuôi tiềm năng của ngư dân. Cá cam đã

Cá Chẽm như thế nào? các kiến thức về chúng? giá bán bao nhiêu?

Cá Chẽm là một trong những loài cá không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực cao? Những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại còn