Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn “Đơn Giản – Chi Tiết”

Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn vô cùng đơn giản chỉ với một vài loại vật liệu dễ kiếm. Tuy nhiên làm chuồng nuôi gà sao cho hợp lý, tiết kiệm không gian và chi phí nhất thì không phải ai cũng biết. Làm chuồng nuôi gà đúng kỹ thuật, xây dựng hoàn chỉnh sẽ giúp gà có nơi trú ẩn an toàn, thoải mái. Từ đó giúp gà phòng một số bệnh dịch cũng như giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Traichomeo.com tìm hiểu về cách làm chuồng nuôi gà đơn giản nhất.

Lựa chọn hướng chuồng nuôi gà phù hợp

Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, họ tư vấn rằng nên làm chuồng nuôi gà quay về hướng đông hoặc đông nam sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Tránh nóng: Gà chịu nóng rất kém vì vậy lựa chọn hướng tránh nóng là cực kì quan trọng. Khi nuôi gà thả viền thì nên trồng cây xung quanh để lấy bóng mát cho gà. Còn khi nuôi gà nhốt chuồng nên chọn hướng để tránh các đợt gió lào hay hướng mặt trời chiếu vào nhiều nhất.
  • Tránh rét: Một yếu tố không thể bỏ qua chính là tránh rét cho gà, đặc biệt với thời tiết mùa đông của khu vực miền Bắc nước ta. Làm chuồng gà tránh rét cần tránh các hướng có gió mùa đông bắc thổi vào để tránh gà bị rét những ngày gió mùa về
  • Đón ánh nắng sớm mai: Gà cực kỳ phù hợp với ánh nắng nhẹ nhàng của buổi sáng sớm. Nó cũng là một trong những yếu tố giúp gà khỏe mạnh phát triển tốt. Nên tận dụng hết mức ánh nắng vào buổi sớm mai đặc biệt là gà nuôi nhốt.

Như vậy, khi làm chuồng nuôi gà dù theo nghiên cứu hay dân gian thì bạn cũng nên lựa chọn hướng đông và đông nam. Để đảm bảo được đầy đủ các yếu có có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của gà.

Xem thêm

Cách Làm Cho Gà Mái Nhanh Đẻ “Không Nên Bỏ Qua”

Cách Xem Vảy Gà Cực Chuẩn Theo “Kinh Nghiệm Lâu Năm”

Một số cách làm chuồng gà quen thuộc

Chuồng gà bằng sắt V lỗ

Một trong những cách làm chuồng nuôi gà cho mô hình chăn nuôi lớn nhưng lại hạn hẹp về diện tích chính là làm chuồng gà bằng sắt V lỗ. Bên cạnh đó với những hộ chăn nuôi tận dụng diện tích ở nhiều khu cũng thường hay sử dụng.

Ưu điểm: Làm chuồng nuôi gà bằng sắt V lỗ rất chắc chắn với cách làm đơn giản. Nó đặc biệt thích hợp để chăn nuôi gà thịt quy mô nhỏ theo tầng. Làm chuồng nuôi gà theo phương pháp này còn giúp tiết kiệm diện tích chăn nuôi cũng như vệ sinh chuồng trại đơn giản hơn.

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên thì khi làm chuồng nuôi gà bằng sắt V lỗ người chăn nuôi cần chú ý tới vấn đề cách nhiệt. Cần có biện pháp che chắn hợp lý đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho gà. Sử dụng các thanh sắt V lỗ ghép với nhau sao cho đảm bảo nhất theo kích thước đã tính toán sẵn. Sử dụng lưới mắt cáo ghép vào khung chuồng gà bằng sắt V lỗ để đạt hiệu quả an toàn.

Cách làm chuồng gà 2 tầng

Hiện nay, những gia đình chăn nuôi đang có xu hướng làm chuồng nuôi gà bằng lưới B40. Để phù hợp với nhu cầu chăn nuôi của mình, rất nhiều người chăn nuôi đã sáng tạo ra các kiểu chuồng B40 khác nhau. Và trong thời gian gần đây, loại chuồng nuôi gà 2 tầng ngày càng được ưa chuộng sử dụng.

Ưu điểm: Thiết kế chuồng gà 2 tầng làm bằng lưới B40 cũng là một kiểu chuồng giúp tiết kiệm diện tích chăn nuôi. Kiểu chuồng này tạo cho gà môi trường hoạt động rộng rãi thoải mái. Bên cạnh đó giúp người chăn nuôi quan sát đàn gà dễ dàng hơn. Chỉ với vài bước thi công lắp ráp đơn giản bạn đã có thể hoàn thành mô hình này.

Nhược điểm: Cũng như các loại chuồng bằng lưới B40 khác, loại chuồng nuôi gà này cần thiết kế những biện pháp che chắn để tránh cho gà bị mưa tạt, gió lùa. Thực hiện xây dựng chuồng nuôi gà 2 tầng bằng lưới B40 rất dễ dàng. Để chuồng được chắc chắn người nuôi gà nên cột thêm dây kẽm loại nhỏ. Trên thị trường có rất nhiều loại lưới B40, cần chọn lựa loại lưới phù hợp theo yêu cầu về trọng lượng và kích thước.

Cách làm chuồng gà bằng tre

Một vật liệu làm chuồng nuôi gà vô cùng quen thuộc và dễ kiếm chính là tre. Tre có sự dẻo dai, dễ uốn cong theo nhiều kiểu dáng với nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó vẫn luôn đảm bảo được sự chắc chắn và an toàn. Với những mô hình chăn nuôi gà nhỏ lẻ rất phù hợp với chuồng gà bằng tre.

Ưu điểm: Tre là nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm với giá thành rẻ. Tạo ra một không gian thoáng mái với vài thao tác đơn giản.

Nhược điểm: Không thể tránh khỏi độ thô sơ do chất liệu tự nhiên của tre. Cần chú ý vệ sinh thường xuyên để tránh ẩm mốc gây bệnh cho gà.

Chuồng gà bằng gỗ

Có thể tiết kiệm chi phí làm chuồng nuôi gà khi tận dựng được những loại gỗ dư của gia đình đã sử dụng vào việc khác. Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ có thể dễ dàng được xây dựng từ nguyên liệu này. Gỗ dư sẽ có nhiều hình dạng vò vậy chỉ cần khéo léo ghép sao cho khớp và hợp lý nhất. Lựa chọn những thanh khố còn chắc chắn với hình dáng phù hợp sẽ giúp chuồng nuôi gà hoàn thiện nhất. Với chuồng gỗ ghép từ gỗ thừa này không nên làm chuồng đôi hoặc 2 tầng bởi nó không đảm bảo được độ chắc chắn.

Những lưu ý khi xây dựng làm chuồng gà

  • Xác định được nhu cầu làm chuồng cho từng loại gà:  nuôi gà đẻ, gà trống hay gà thịt để làm chuồng gà hợp lý nhất. Ví dụ: Khi nuôi gà mái đẻ cần thiết kế chuồng có ổ cho chúng đẻ, sàn nên lót đệm rơm, gạch hoặc cát để gà đi lại dễ dàng và thuận tiện. Đối với gà thịt thả vườn thì thiết kế đơn giản hơn.
  • Làm chuồng gà hợp lý với số lượng nuôi. Tránh chuồng quá rộng gây lãng phí hay quá chật sẽ làm gà không thoải mái và dễ mắc bệnh.

Lời kết

Như vậy, chỉ với vài thao tác và những vật liệu đơn giản mà Trại Chó Mèo vừa giới thiệu bên trên bạn đã có thể làm chuồng nuôi gà một cách hoàn chỉnh nhất. Chúc các bạn thành công trong quá trình làm chuồng nuôi gà của gia đình mình.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...