Nếu bạn đang nghi ngờ đàn gà nhà bạn nhiễm bệnh Newcastle mà chưa nắm rõ được những thông tin xung quanh căn bệnh ấy thì hãy cũng theo dõi hết bài viết này cùng Trại Chó Mèo nhé!
Bệnh Newcastle ở gà là bệnh gì? Bệnh tích Newcastle ở gà như thế nào?
Bệnh Newcastle là bệnh gì?
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh dịch tả, bênh gà rù thường gặp ở thể cấp tích. Là một bệnh rất nguy hiểm với khả năng lây nhiễm cao và tỉ lệ tử vong nghiêm trọng.
Đặc trưng của căn bệnh này là gây viêm và xuất hiện các cơ quan và nội tạng gà, là một căn bệnh được công bố dịch bệnh đối với động vật. Để tránh và giảm thiểu tối đa những thiệt hại thì cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cho nên thời gian phát hiện ra bệnh rất quan trọng.
Thời gian rủ bệnh thông thường sẽ từ 5 cho tới 12 ngày nhưng thường chỉ khoảng 5 ngày. Bệnh chia làm ba giai đoạn là quá cấp tính, ấp tính, mãn tính. Triệu chứng của mỗi thể được biểu hiện như sau:
Đối với thể quá cấp tính: gà ủ rũ, mệt mọi và chết trong mấy giờ kế tiếp, bệnh tiến triển tương đối nhanh nhanh, khó nhận ra những triệu trứng của bệnh dịch tả này và thường xảy ra ở những đầu của ổ dịch.
Đối với thể cấp tính thì những triệu chứng dường như rõ ràng hơn:
- Gà có hiện tượng sốt cao, ủ rũ, chán ăn nhưng rất háo nước vào uống rất nhiều, sốt cao từ 42 cho đến 43 độ C. Ngoài sốt cao ra thì còn hiện tượng là khó thở, ho, sổ mũi, hắt hơi.
- Kiểm tra ở mũi chảy ra chất nhầy và mào, yếm sẽ thấy tím bầm lớn.
- Gà ăn không tiêu, trướng diều do rối loạn tiêu hóa , khi dốc ngược gà lên sẽ thấy có nước mùi chua và rất khắm chảy ra do thức ăn lên men theo thời gian.
- Khi gà phát bệnh vài ngày thì gà sẽ bị tiêu chảy phân trắng xanh, trắng xám hoặc nâu sẫm. Xuất huyết niêm mạc gây ra những tia đỏ ở hậu môn
- Sau 1 đến 3 tuần bị mắc bệnh, đối với gà đẻ sẽ dừng hoặc năng suất trứng sẽ bị giảm mạnh
- Với bệnh này thì tỉ lệ chết cao từ 40cho đến 80%.
- Đối với thể mãn tính: Nếu tình trạng dịch ở ổ dịch diễn biến lâu dài thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở thể này thì gà bị ảnh hưởng rất lớn lên hệ thần kinh, đầu và cổ ngoẹo hẳn sang một bệnh, đứng lảo đảng và quay thành vòng tròn.
Bệnh tích Newcastle ở gà
Khi mổ khám những con gà tử vong thì sẽ quan sát thấy xuyết huyết những cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Dạ dày bị xuyết huyết ở đỉnh lỗ tuyến, Ruột bị viêm loét nặng nề và nổ những gồ hình như cúc áo. Hậu môn và trực tràng cũng bị xuất huyết. Phổi viêm túi khi và thanh khí quản của gà cũng bị xuất huyết.
Xem thêm
Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Chữa Trị
Gà Đi Phân Trắng Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
Nguyên nhân gà bị mắc bệnh Newcastle
Ngoài nhiễm bệnh trên gà thì bệnh Newcastle còn xảy ra cả trên bồ câu, vịt, gà tây, gà sao, chim cút, ngan… và các loại họ gia cầm khác. Bệnh này có thể nhiễm ở các lứa tuổi và các giống gà khác nhau do virus nhóm Paramyxo gây ra. Tỉ lệ lây nhiễm rất cao đôi khi lên tới 100% đàn gà đều bị nhiễm và tỉ lệ tử vong cực kì cao.
Bệnh này không chỉ lây lan qua những con gà với nhau mà còn lây lan trực tiếp qua tiếp xúc với người, chuột, chim mang virus gây bệnh. Đa dạng những cách lây nhiễm như thức ăn, nước uống, tuy nhiên tốc độ sẽ tăng cao hơn nếu chúng gây qua những con gà khỏe mạnh.
Cách phòng tránh và điều trị bệnh Newcastle ở gà
Ngày nay với những phát triển của y học thì đã phát minh ra những loại vaccine để phòng ngừa bệnh này ở gà. Dưới đây là những loại vaccine bạn nên tiêm để phòng tránh bệnh này cho gà:
- ND- IB
- Bayovac®Poulshot® IB
- Strain La Sota + Strain H52
- Strain La Sota
Trên đây là những loại vaccine rất hiệu quả được những chuyên gia hàng đầu đến từ các nước tiên tiến trên thế giới tin dùng. Bạn nên tiêm cho gà ở những ngày đầu mới nở và thời gian thích hợp nhất để tiêm là vào buổi chiều tối mát mẻ.
Trong quá trình nuôi gà chúng ta nên dùng các loại thuốc bổ trợ để giảm thiểu thiệt hại của các yếu tố stress cũng như giúp gà lớn nhanh, khỏe mạnh, giảm tỷ lệ FCR . Bà con cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin, điện giải B – Complex, thuốc bổ thận Lesthionin,..
Về cách điều trị cho gà bị bệnh Newcastle
Trước đây khi khoa học chưa phát triển và tạo ra được thuộc đặc trị bệnh Newcastle thì sẽ sử dụng vaccine. Tuy nhiên khi gà đã bị bệnh thì biện pháp này không hữu hiệu và đem lại hiệu quả thấp. Đàn gà vẫn có thể tử vong lên tới 70%, còn những con gà không chết sẽ mang di chứng sau này đó là mổ trượt thức ăn dẫn tới hiện tượng chết do đói. Nếu không chết đói thì cũng rất chậm lớn.
Thật may là hiện nay trên thị trường đã có thuốc đặc trị bệnh Newcastle. Khi cho sử dụng thuốc đặc trị này tỷ lệ chết 5 – 20% đàn gà, càng phát hiện sớm thì tỉ lệ chết càng thấp. Phát hiện và cho gà uống thuốc kịp thời trong 24 giờ đâu thì gà sẽ không chết. Vì vậy thời gian phát hiện bệnh là rất quan trọng trong điều trị bệnh Newcastle và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bà con.
Bài viết trên hi vọng đã đem lại những thông tin hữu ích trong việc điều trị và phát hiện bệnh Newcastle ở gà. Trại Chó Mèo xin cảm ơn và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!!