Cách lựa chọn chim chào mào má trắng đẹp,chăm sóc,huấn luyện chúng

Đối với những người chơi chim cảnh Việt, đặc biệt những ai yêu thích dòng chim biết hót thì không xa lạ với chim chào mào má trắng. Đây là một giống chim khá quý hiếm được yêu thích tại nước ta. Vậy chào mào má trắng có gì mà được tìm mua như vậy? Hãy cùng Trại Chó Mèo khám phá những điều thú vị về loài chim này ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu về chim chào mào má trắng

Chào mào má trắng là chim như thế nào?

Chào mào má trắng là tên gọi cho những con chào mào còn nhỏ, chào mào tơ vừa mới rời tổ. Lúc này, chào mào chưa phát triển toàn bộ về hình dáng, kích thước vào bộ lông. Đến khi dậy thì, phần má trắng của chúng sẽ có màu hồng nhạt. Đến khi thay lông trưởng thành, phần lông màu hồng đó chuyển sang màu đỏ đặc trưng của chim chào mào.

Nguồn gốc xuất xứ của chim chào mào má trắng

Chào mào má trắng có nguồn gốc từ châu Á. Lần đầu tiên chúng được nhà khoa học người Thụy Điển dưới thiệu với thế giới là năm 1758. Loài chim này sinh sống chủ yếu những khu vực nhiệt đới như Ấn Độ, Myanmar. Tại Việt Nam, chào mào má trắng cũng có sinh sống nhưng số lượng không nhiều. Lượng chào mào trong tự nhiên ngày càng giảm do sự biến đổi khí hậu, tình trạng săn bắt của con người.

 

>>>Xem thêm: Chào mào bạch tạng có tiền chưa chắc mua được

Đặc điểm của chào mào má trắng

Chào mào má trắng cũng như những loại chào mào khác, nhưng chúng có đặc điểm dễ nhận biết nhất đấy là cái mào. Phần má của chúng là nhúm lông mềm mượt màu trắng. Toàn bộ lông phía sau lưng có màu nâu cơ bản, lông bụng màu trắng đục. Đặc biệt là lông đuôi, bên dưới lớp đuôi dài màu nâu chúng còn có nhúm lông tơ màu hồng. Chào mào cáo mỏ thẳng, chỉ hơi cong nhẹ phần đầu mỏ đến chúng giữ thức ăn dễ dàng hơn. 

Tính cách của chào mào má trắng như thế nào?

Chào mào má trắng có tính cách mạnh mẽ và độc đáo. Người nuôi có thể để chúng thi đấu cùng những loài chim khác. 

Chào mào má trắng là loài chim năng động, nghịch ngợm. Bạn có thể thấy chúng bay nhảy, kêu cả ngày mà không biết mệt. Ngoài ra, khi bị trêu đùa quá mức hoặc đứng trước nguy hiểm, chúng sẽ tấn công và hung dữ. Loài chim này khá hiếu thắng và thích bắt nạt kẻ yếu hơn mình. 

Tập tính sinh sống của chào mào 

Cũng như nhiều loài chim khác, chào mào có tập tính sinh sống riêng của chúng. Trong tự nhiên, chào mào có thói quen làm tổ trong bụi rậm có độ từ 2 – 3m. Chào mào là loài chim sống theo đàn, tránh xa những nơi có đông dân cư. Đến mùa sinh sản, chúng thường chuyển ổ lên những cây cao và thưa lá. 

Loài chim này có giọng hót đặc biệt nên rất dễ phát hiện khi ở gần chúng. Tuổi thọ của chào mào trong tự nhiên là khoảng 11 năm. Nếu được nuôi nhốt, chăm sóc đầy đủ, chúng có thể sống lâu hơn. 

  • Tập tính sinh sản

Chim chào mào sinh sản từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau. Thời gian đầu, chúng sẽ sống nhiều ở phía Nam nhưng về sau sẽ di chuyển ngược lên phía bắc. Một số cặp chào mào có thể sinh sản 2 lần/ năm. 

Chào mào đực đến mùa sinh sản cũng có những động tác ve vãn bạn tình của mình. Chúng cúi đầu, xòe đuôi, rũ cánh để thu hút đối phương. Trung bình mỗi sinh sản, chào mào cái đẻ từ 2 – 3 quả trứng. Trứng chào mào có màu nhạt xuất hiện nhiều đốm khác nhau. 

Thức ăn của chào mào má trắng là gì?

Chào mào má trắng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Chúng đặc biệt thích những hoa quả, rau củ tự nhiên, cám và các đồ tanh. Sau đây là một vài thức quả yêu thích của chúng:

  • Quả chuối: Đây là loại quả chào mào thích nhất, chuối có chứa nhiều vitamin, khoáng có lợi cho đường tiêu hóa của chim.
  • Đu đủ: Loại quả này giúp chim thay lông nhanh và mềm mượt hơn.
  • Táo: Giúp điều hòa lượng muối trong cơ thể giúp chúng khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, chúng còn cực kỳ yêu thích đồ tanh như sâu gạo, trứng kiến hoặc cào cào, Bạn nên bổ sung thức ăn tanh hàng tuần để chúng phát triển khỏe mạnh hơn. 

Hướng dẫn cách nuôi chào mào má trắng

Mẹo chọn được chim đẹp

Để chọn được chào mào má trắng đẹp, khỏe mạnh hoạt bát, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Kích thước: Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi chọn chim cảnh. Bởi vì khi mua, chào mào má trắng là những con non chưa phát triển hoàn toàn nên rất khó chọn. Kích thước là yếu tố dễ nhìn nhận và đánh giá nhất.
  • Hỏi chủ bán là chào mào được đánh bẫy hay bắt lưới. Lời khuyên cho bạn nên chọn những con dùng bẫy bắt được.
  • Lựa chọn những con có vẻ ngoài đặc biệt hơn như chân trắng, mào trắng, cánh đốm hay lông có màu sắc khác lạ.
  • Chọn những con có tư thế đứng thẳng, nhanh nhẹn, chạy nhảy trong lồng thoải mái và hay đá, tranh chỗ đứng với mấy con còn lại. 
  • Chọn những con đầu đo, mắt to và hơi méo, mào luôn dựng đứng. Đặc biệt là má trắng của chim rõ ràng, ức có xuất hiện lông đen. 

Cách phân biệt chim chào máo má trắng trống mái

Trại chó mèo xin chia xẻ đến các bạn 2 cách phân biệt dễ nhất và chuẩn xác cực kỳ:

  •  Phân biệt chim chào mào má trắng trống mái qua giọng hót

Đây là cách phân biệt chim chào mào má trống mái chuẩn xác nhất. Giọng chào mào trống thường to, vang, gắt và có nhiều kiểu hót khác nhau. Chúng thường có âm cuối gắt và cao lên. Trong khi đó, chim chào mào mái chỉ xổ bọng từ 3 – 4 âm, giọng hót của chúng không được cao gắt giống với con trống, âm cuối thường nhỏ và kéo dài ra.

  •  Phân biệt chim chào mào má trắng trống mái qua ngoại hình

Chào mào trống: Ngoại hình to hơn chim mái, người to, dài đòn, đuôi dài, mào cao, mắt dài, lông cánh dài đến 9cm. Dáng nhanh nhẹn, tháo vát, đầu to, bộ mặt hung dữ, mỏ dài, mào cao. Lưỡi có hai chấm đen trở lên.

Chào mào mái: Thân hình nhỏ, đuôi ngắn, người ngắn, mắt tròn, lông cánh ngắn, mào thấp hơn con trống. Con mái chậm chạp hơn con trống đầu nhỏ, mỏ ngắn, mào thấp và có dáng cụp xuống. Bàn chân nhỏ nhắn, móng nhỏ nhìn rất mảnh mai. Lưỡi có nhiều nhất là hai chấm đen.

  • Theo kinh nghiệm của nhiều người trong nghề nếu chơi dòng chim hót thì nên chọn chim trống. Vì những ưu điểm vượt trội hơn so với chim mái.

Cách thuần chim chào mào

Chào mào má trắng còn nhỏ nên khá dễ thuần, dễ nuôi hơn chim đã trưởng thành. Vì chúng còn khá nhỏ nên sẽ không nhát người lạ nhiều, chỉ mất vài hôm là chúng đã quen với chủ mới. Lồng chim của bạn không cần quá rộng và có khăn che bên ngoài. Chiếc khăn giúp chúng giảm bớt sợ hãi khi mới được mua về và vớt tông vào thành lồng. Trong lồng có thêm nửa quả chuối vào nước sạch để khi đói chúng tự biết ăn.

Sau 3 – 4 ngày là chào mào sẽ quen với nơi ở mới. Lúc này, bạn có thể vén tấm khăn lên và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho chúng như cám, rau xanh. Để chào mào má trắng làm quen với cám, bạn nghiền nhỏ cám rồi trộn cùng với chuối để chúng tập ăn. Chỉ cần khoảng 2 ngày là chúng sẽ ăn quen và bạn không cần trộn cám cùng thức ăn nào khác.  

Mỗi tuần, bạn cần cho chào mào má trắng tắm nắng, tắm nước 2 lần. Nếu có thể, bạn để chúng tắm cùng với chào mào trưởng thành để chúng học theo. 

 

Cách luyện giọng cho chào mào má trắng

Để có thể luyện giọng cho chim, người nuôi cần sự kiên trì. Chào mào má trắng là chim nhỏ nên chúng dễ thuần hơn so với những con trưởng thành. Nếu gia đình bạn có chào mào trưởng thành thì công việc luyện giọng sẽ dễ dàng hơn. Nếu không có, bạn bắt đầu luyện giọng cho chúng từ những video tiếng trên mạng. 

Thời gian luyện giọng cho chào mào má trắng mất khoảng 5 tháng, vì vậy bạn cần kiên trì luyện tập cho chúng hằng ngày. 

Một số bệnh thường gặp của chào mào má trắng

Chào mào má trắng thường gặp một số những bệnh sau đây: 

  • Chim chào mào má trắng trúng gió

Khi bị trúng gió, các hoạt động của chúng rất chậm chạp, đờ đẫn, chân run và mặt hơi sưng. Triệu chứng có thể thấy trên cơ thể chim như phao câu sưng tấy, loang đỏ khắng mình. Nếu không được phát hiện sớm, chúng sẽ bị biến chứng nặng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Cách trị bệnh trúng gió ở chim chào mào má trắng:

Đầu tiên, các bạn cho thức ăn và nước xuống dưới đáy lồng để chim ăn và uống, vì chúng bị bệnh nên sẽ không di chuyển được. Sau đó, dùng dầu gió hay bất cứ loại dầu mà mình hay dùng khi bị trúng gió, đau bụng và bôi vào hai bên phần nách và dưới chân chim chào mào. Nên bôi một lượng vừa phải tránh làm chim bị cay nóng. Sau đó bạn nên treo lồng chim ở nơi yên tĩnh để chúng được nghỉ ngơi.

Nguyên nhân của trúng gió là do chim thường xuyên ở bên ngoài phơi nắng phơi sương nên bị gió độc lùa vào người. Do đó, nếu bạn nuôi chúng thì không nên đặt lồng ở những nơi nhiều gió, tránh làm chim nhiễm bệnh.

  • Bệnh đường ruột

Đây là căn bệnh mà chào mào má trắng hay gặp phải. Có nhiều nguyên nhân cho bệnh này như ăn uống vào thức ăn hỏng, ôi thiu, ngộ độc chất hóa học. Biểu hiện của chim khi mắc bệnh đường ruột là đờ đẫn, chậm chạp, lông xù lên và xơ xác, phân có màu xanh.

  • Cách trị bệnh đường ruột cho chào mào:

Có 3 cách phổ biến nhất đó là cho chim ăn chuối tây (loại chuối mốc hoặc chuối sứ), có thể thay thế bằng trái hồng xiêm (hay còn có tên là Sapoche), chọn trái vừa chín còn vị chát để giúp diệt khuẩn đường ruột. Thay nước uống cho chim bằng cách cho ăn trái thơm ( hay còn gọi là dứa, khóm) hoặc nước chè xanh. Trong chuối, hồng xiêm, dứa, nước chè chứa chất có vị chát và nhiều vitamin C sẽ giúp làm sạch và diệt khuẩn đường ruột cho chim. Cho chim sử dụng khoảng 2 ngày là sẽ hết bệnh.

  • Bệnh viêm phổi

Đây cũng là bệnh mà chào mào má trắng dễ mắc phải. Nguyên nhân cho căn bệnh này là lạnh và suy nhược cơ thể. Triệu chứng khi chúng bị viêm phổi rất dễ nhận biết như ngáp nhiều, thở nhanh, chảy nước mũi, xù lông. 

  • Cách trị bệnh viêm phổi cho chim:

Khi phát hiện chim mới bị ho thì các bạn cho 1 đến 2 giọt mật ong vào cốc nước cho chim uống, qua ngày thì đổi cốc nước khác. Cho chim ăn cam, hoặc uống nước chè chát nếu bệnh còn nhẹ. Các bạn cũng có thể kết hợp hành tím thái mỏng sau đó cho vào vải mùng và treo trên nóc lồng rồi trùm kín áo lồng. Nếu dùng cash trên mà bệnh không giảm như trên không được thì có thể mua thuốc ENROFLOXACIN tại các tiệm thú y sau đó nhỏ 3 giọt vào cóng cho chim uống. Tùy theo bệnh mà chúng sẽ hết sớm hay muộn, thường từ 3 đến 7 ngày là khỏi bệnh

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi cho chim chào mào, bạn nên đặt lồng chim vào nơi thoáng khí nhưng ít gió lùa và thường xuyên bổ sung thêm nhiều vitamin. 

Giá chào mào má trắng hiện nay là bao nhiêu? Mua ở đâu?

Chim Chào mào má trắng hiện nay được tìm mua rất nhiều.

Giá chim hiện nay 

Hiện nay, giá bán của chào mào má trắng khá ổn vì số lượng cũng khá nhiều. Giá chào mào má trắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, nét đặc biệt của màu lông. Con nào càng độc đáo, có nhiều nét lạ, con đó có giá càng cao. Mỗi con chào mào tơ có giá từ 80.000 – 200.000 đồng, những con chân trắng bạch tạng có giá từ 500.000 – 700.000 đồng.  

Địa chỉ mua uy tín

Để có được chào mào má trắng chất lượng, bạn cần tìm những địa chỉ uy tín để mua. Tốt nhất, bạn nên mua từ những người trực tiếp bẫy để có giá rẻ và chất lượng. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua chào mào má trắng tại các địa chỉ bán chim cảnh. Sau đây là những địa chỉ bán chào mào tơ uy tín nhất tại TP HCM:

Lời kết

Trên đây là những thông tin thú vị về chào mào má trắng. Qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về loài chim này. Chúc các bạn thành công khi nuôi dưỡng, huấn luyện chào mào má trắng. 

Có thể bạn nên xem

Top 7 các loại tổ chim độc đáo và khác lạ hiện nay

Chim là một trong những loài vật có tập...

Top 5 các loài chim chân dài nổi bật và phổ biến

Thế giới loài chim luôn ẩn chứa những điều...

Chim Thiên Đường đuôi phướn giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Để hiểu rõ về chim Thiên Đường đuôi phướn hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết những thắc mắc này qua bài viết sau đây.

Chào Mào bạch tạng giá bao nhiêu? Nuôi chúng thế nào?

Để biết được Chào Mào bạch tạng giá bao nhiêu hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Top 5 loài chim mỏ vàng nổi bật và cuốn hút hiện nay

Nếu chưa biết về chim mỏ vàng hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết top 5 loài chim mỏ vàng nổi bật nhất hiện nay thông qua bài viết sau đây.