Gà Bị Thương Hàn Có Nguy Hiểm Không? Trị Như Thế Nào?

Bệnh thương hàn ở gà là nỗi ác mộng với chủ nuôi, đặc biệt là các mô hình trại chăn nuôi gà lớn. Gà bị thương hàn sẽ dễ lây lan và gây tử vong nhanh, khiến các chủ trại thiệt hại nặng nề. Hôm nay hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn cũng như phương pháp điều trị nhé.

Bệnh thương hàn ở gà là gì

Vi khuẩn gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn xuất phát từ loại vi khuẩn mang tên Salmonella, loại vi khuẩn này có đến 2400 biến chủng nhưng ở gà thì chủ yếu gây ra các căn bệnh sau:

  • Salmonella gallinarum: biến chủng này xuất hiện và lây bệnh thương hàn trên cá thể gà trưởng thành và gà con.
  • Salmonella typhimurium: loại biến chủng này gây bệnh Phó thương hàn, đối tượng cũng là gà trưởng thành và gà con.
  • Salmonella pullorum: đôi tượng thường gặp là gà con khoảng 3 tuần tuổi, gây bệnh bạch lỵ

Bệnh thương hàn là bệnh được xếp vào diện nguy hiểm, có tỷ lệ lây lan rất nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Nếu không chữa trị kịp thời, chủ nuôi có thể bị thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella có thể lây truyền dọc lẫn lây truyền ngang. Lây truyền dọc là lây nhiễm trực tiếp từ gà mái mẹ mang bệnh sang trứng và con non. Lây truyền ngang là lây nhiễm trong bầy đàn do sử dụng chung máng ăn, máng uống.

Gà bị thương hàn có tỉ lệ tử vong rất cao
Gà bị thương hàn có tỉ lệ tử vong rất cao

Triệu chứng bị bệnh

Triệu chứng bị bệnh thương hàn ở gà rất dễ nhận biết: Gà bị ủ rũ và lười biếng, đi ngoài ra phân lỏng trắng xanh, các khớp xương sưng to khiến gà khó đi lại. Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn xấu, bụng gà bị chướng lên do khó đi ngoài từ đó gây tử vong.

Xem thêm: Gà Bị Trúng Gió Liệt Chân Và Cách Chữa Trị

Các loại bệnh thương hàn gà phổ biến

Như đã đề cập ở trên, vi khuẩn Salmonella có rất nhiều biến chủng khác nhau nhưng chỉ gây ra ba loại bệnh phổ biến dễ gặp ở gà là Thương hàn, phó thương hàn và bạch lỵ.

Bệnh thương hàn ở gà

Đây là bệnh truyền nhiễm nhanh thường gặp ở gà mái và gà Tây công nghiệp. Bệnh này lại chia ra làm hai dạng là thương hàn cấp tính và thương hàn mãn tính.

Với bệnh thương hàn gà cấp tính, đàn sẽ có những biểu hiện đột ngột như sản lượng trứng và tỉ lệ ấp giảm đi thấy rõ trong thời gian ngắn, tỉ lệ thụ tinh thành công cũng suy giảm đột ngột. Đặc biệt, gà con bị lây nhiễm dọc có tỉ lệ chết đến 30%. Bệnh này khiến gan của gia cầm chuyển xanh xám và sưng to.

Với bệnh thương hàn gà mãn tính, vi khuẩn sẽ khiến buồng trứng bị viêm từ đó dần thoái hóa. Đối với gà / gia cầm bị bệnh do nhiễm trùng thì không khuyến khích chữa trị, tức là không sử dụng trứng của chúng để sản sinh lứa kế tiếp.

Bệnh phó thương hàn

Phó thương hàn trên gà có thể là cấp tính hoặc mãn tính, nếu mắc bệnh thì trong 2 tuần đầu tỉ lệ tử vong vô cùng cao. Ruột của vật chủ sẽ bị dính độc tố endotoxin khiến chúng bị tiêu chảy và mất nước gây nên việc tử vong.

Nếu gà mẹ bị bệnh thì khi phân dính vào trứng sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm dọc.

Bệnh phó thương hàn nếu được điều trị đúng phác đồ tuy không thể trị dứt điểm nhưng sẽ tạo miễn dịch/ kháng thế cho đàn.

Bệnh bạch ly

Chủng Salmonella còn gây ra một căn bệnh khác ở gà là bạch lỵ, bạch lỵ khác với hai căn bệnh thương hàn trên ở chỗ chỉ hay thường gặp ở gà con mới nở, dưới 3 tuần tuổi.

Bệnh bạch lỵ là bệnh cấp tính, lây truyền và có tỉ lệ gây chết hàng loạt cao. Trong vòng một tuần đến 10 ngày sau khi nở là thời gian bệnh tiến triển mạnh mẽ nhất. Trường hợp gà con không chết và trưởng thành thì chúng sẽ trở thành vật mang trùng.

Nếu bị bệnh này, gà con sẽ có biểu hiện lười nhác, mơ màng, đi tiêu ngoài phân lỏng và có màu trắng, khớp chân bị sưng thấy rõ.

>> Xem Thêm : Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?

Cách chữa trị gà bị thương hàn

Hiện nay chúng ta vẫn chưa có vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả. Nếu đàn có biểu hiện bị bệnh, chúng ta có thể:

  • Bước 1: cách ly ngay các cá thể bị bệnh khỏi đàn chung
  • Bước 2: tiến hành khử khuẩn khu vực chuồng trại để ngăn ngừa lây lan
  • Bước 3: cho gà sử dụng các thuốc bồi bổ chức năng gan liên tục
  • Bước 4: bổ sung cho gà các loại vitanmin và khoáng chất tự nhiên để chúng tự hình thành đề kháng
  • Bước 5: cho gà dùng men tiêu hóa để hỗ trợ đường ruột.

Như đã nói ở trên, chúng ta vẫn chưa có vaccine phòng bệnh đường ruột hiệu quả nên cách tốt nhất là đảm bảo khâu phòng chống từ việc giữ vệ sinh chuồng trại. Đối với quy trình nhập giống nên đảm bảo hoàn thành tốt công tác khử khuẩn, để chuồng “nghỉ” 3 đến 4 tuần trước khi cho đàn mới nhập chuồng. Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, protein để gà có sức đề kháng khỏe mạnh.

Tóm lại, gà bị thương hàn là vấn đề thường gặp ở mô hình chăn nuôi trại gà, chủ nuôi cần phải chú ý công tác phòng chống, cách ly để giảm thiểu thiệt hại. Theo dõi Trại chó mèo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...