Gà Móng Cổ: Đặc Điểm & Đá Có Hay Không?

Gà móng cổ được biết đến với một giống gà có quý tướng và được phong là thần kê? Vậy ưu điểm nào khiến nó được đánh giá cao đến vậy.

Bài viết của Traichomeo.com dưới đây là tổng hợp những điều khái quát thú vị nhất về gà móng cổ. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm những điều lý thú về thần kê này.

Giới thiệu khái quát về thần kê gà móng cổ

1. Giáp cần

Giáp cần là một tên gọi khác của gà móng cổ trích trong sách gà Xuân Tùng. Giáp cần được hiểu là quý lắm, hiếm lắm, quý kê, cực kỳ quý hiếm…

Loại gà này có một cái vảy mọc trên cổ, lông gà che khuất hết phần vảy này. Sách gà Xuân Tùng còn ghi gà móng cổ càng khuya thì càng trổ ngón độc; gà đứng ở nước cao, có vảy mọc thì càng khó đánh bại nó.

Gà có móng ở cổ rất quý hiếm. Nó tựa như chất sừng mỏng ở phần cổ, rất giống với cựa. Phải gọi là có duyên lắm bạn mới sở hữu được con gà như thế.

2. Nguồn gốc

Gà Móng cổ đích thị là một giống gà có nguồn gốc tại Việt Nam bởi chúng được thuần chủng tại Việt Nam. Nhìn chung thì thân hình của giống gà này gần giống với gà Hồ (Bắc Giang), chân to hơn so với gà bình thường.

Xét về chất lượng thịt thì thịt gà móng cổ rất ngon. Nó phải xếp tầm gà Đông Tảo (Hưng Yên).

Xem thêm: Gà Quý Phi Là Gì? Giá Gà Quý Phi Bao Nhiêu?

3. Đặc điểm

Gà móng cổ có rất nhiều đặc điểm đặc trưng. Thông qua những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của nó, bạn có thể nhận diện nó so với các giống gà khác.

Màu sắc

Lông gà móng cổ khi mới 1 ngày tuổi chỉ độc một màu trắng ngà. Đến khi giống gà này trưởng thành thì nó chuyển thành màu đỏ, đỏ tía.

Tuy nhiên, gà mái móng cổ có màu khác so với gà trống. Gà mái sẽ có lông nâu nhạt hơn, giống màu lá chuối đã khô héo.

Khối lượng

Trung bình của gà móng cổ ở độ 20 tuần tuổi sẽ có khối lượng:

  • Gà mái: 1,5 kg
  • Gà trống: 1,8 kg

Hình dáng

Giống gà này có hình dạng rất đặc trưng nên rất dễ dàng để phân biệt so với các loại gà khác. Cụ thể dựa vào các đặc điểm hình dạng sau:

  • Thân hình săn chắc
  • Mỏ gà vàng
  • Chân khá to, da chân vàng
  • Mào nụ

Khả năng sinh sản

  • Tầm 21 – 23 tuần tuổi: gà móng cổ đẻ trứng
  • Tầm 23 – 24 tuần tuổi: gà đẻ với tỷ lệ đạt 5%
  • Tầm 29 – 30 tuần tuổi: gà móng cho năng suất trứng cao nhất
  • Tầm 38 tuần tuổi: Năng suất trứng cao: 22 – 51 quả

Mỗi thế hệ gà cho ra số quả trứng khác nhau:

  • Thế hệ 1: 23 – 32 quả
  • Thế hệ 2: 23 – 79 quả

Cách nuôi

Gà Móng được nhiều người dân cho là khá dễ nuôi. Chúng cũng tương tự nhiều giống gà khác, chủ yếu là ăn lúa, ngô, khoai, sắn nghiền…

Lý do thần kê gà móng cổ được đánh giá cao

1. Chất lượng thịt

Gà móng cổ cho thịt vô cùng thơm ngon. Thịt gà chắc nịch, vừa béo, vừa ngọt nhưng không có nhiều mỡ ở da. Ga gà dai dai, giòn giòn, thịt gà không bỡ mềm.

Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt gà cũng cao. Chính vì thế mà rất nhiều nhiều người thích ăn giống gà này.

2. Chiến thần cá cược

Rất nhiều sư kê đánh giá cao gà móng cổ và phong cho nó biệt hiệu thần kê. Những con gà này rất hiếm gặp, một khi sở hữu là khả năng thắng cược cực kỳ cao.

Vì vậy, trong mỗi cuộc đấu gà, nếu người chơi sở hữu chiến thần gà móng cổ thì khả năng chiến thắng rất cao. Nhiều người đã sử dụng nó để tham gia đá gà trực tiếp.

Như vậy, thần kê này không chỉ cho thịt ngon mà còn mang lại may mắn. Nhiều người đã chịu chi để mua giống gà này về để thỏa mãn đam mê đá gà của mình. Thậm chí gà móng còn dùng để chơi cho hợp phong thủy.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, không phải thần kê nào cũng đá hay. Bạn cần dựa vào các đặc điểm gà đá để chọn gà móng đá cho phù hợp. Nếu không chiến thần của bạn sẽ khiến bạn phải thất vọng nhiều đấy.

>> Xem thêm : Gà Rốt Đỏ: Đặc Điểm & Kỹ Thuật Nuôi “Chuẩn”

Phát triển nguồn giống thần kê giáp cần

Gà móng cổ tự thuở xa xưa đã gắn liền với người dân thuộc xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Các giống gà móng hiện nay cũng được nhân rộng từ giống gà Tiên Phong này.

  • Vào năm 2003, một cán bộ Sở NN & PTNN tỉnh Hà Nam – trong lần khảo sát thực trạng nuôi gà tại xã Tiên Phong, họ đã phát hiện ra giống gà quý hiếm độc lạ này. Từ đó giống gà này được đưa về Viện Chăn nuôi xét nghiệm. Kết quả đưa ra là gà móng thuộc giống quý hiếm.
  • Và đến năm 2005, gà móng cổ được ghi vào Sách Đỏ. Sau đó, gà móng không chỉ phát triển ở Hà Nam,  nó được nhân giống ra một vài địa phương khác; để đưa vào chăn nuôi, cải thiện kinh tế nông hộ.
  • Đến năm 2019: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái và UBND xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình đã phối hợp với nhau; để cho xây dựng mô hình chăn nuôi gà Móng với quy mô 500 con/ hộ gia đình.

Trên đây là những thông tin liên quan đến gà móng cổ. Hy vọng qua bài viết này của Traichomeo.com, bạn đã khám phá được một chiến thần kê vô cùng thú vị và sở hữu cho mình thần kê quý hiếm này.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...