Gà sao hay còn được biết tới với cái tên gà trĩ, trĩ ѕao là giống gà có nguồn gốc từ châu Phi. Được lựa chọn chăn nuôi nhiều ở Việt Nam không chỉ bởi khả năng dễ nuôi, không cầu kỳ về kỹ thuật chăm sóc mà còn đó là giá trị kinh tế đem lại rất lớn. Nhưng kỹ thuật nuôi gà sao như thế nào, có cần lưu ý gì không, thì lại khá ít người quan tâm. Hãy theo chân Trại Chó Mèo tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Giá trị dinh dưỡng của gà ѕao
Theo như sự phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà sao cũng giống như đa phần các loại gà khác, thành phần dinh dưỡng có trong gà sao cũng không có quá nhiều sự khác biệt lớn. Dưỡng chất chính trong mỗi miếng thịt gà sao đa phần sẽ là đạm nhưng có tỉ lệ mỡ thấp (8,9%- chỉ bằng 1 nửa trong gà ta). Bên cạnh đó, hàm lượng các vitamin thiết yếu như A, C, B1, B2, B3, B6, B12, E và các nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe cũng rất giàu trong thịt gà sao.
Với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, giống gà sao đã và đang trở thành giống gà được mọi người ưa chuộng sử dụng trong các mâm cơm gia đình, các bàn tiệc và là sự lựa chọn làm vật nuôi chủ đạo do đầu ra có nhu cầu cao, cũng như giá gà sao tương đối ổn định.
Đặc điểm chính để nhận biết gà sao
Với mỗi một độ tuổi, đặc điểm bên ngoài của gà sao sẽ có những sự khác biệt nhất định. Gà sao giống 1 ngày tuổi sẽ có màu cánh với các đường kẻ sọc chạy dọc từ đầu tới đôi, mỏ và chân có màu hồng, chân có 4 ngón và 2 hàng vẩy đặc trưng.
Ở giai đoạn trưởng thành, phần lông gà li ti đốm nhỏ sẽ chuyển dần sang màu xám đen, các phiến lông sẽ có nhiều nốt chấm tròn nhỏ màu trắng. Bên cạnh đó, thân gà sẽ có dạng hình thoi, lưng gù và đuôi cụp xuống, đặc biệt hơn gà sao sẽ không phát triển mào mà thay vào đó là mấu sừng, Thông thường ở giai đoạn trưởng thành và xuất chuồng, phần sừng này sẽ có chiều cao khoảng 1.5- 2 cm.
Ngoài ra, phần mào tích của gà sao thường có màu trắng hồng và có 2 loại, 1 loại có hình lá dẹt và áp sát vào cổ, loại còn lại có hình lá hoa đá rũ. Phần cổ gà và da mặt không có lồng, lớp da trần ở cổ có màu xanh và dưới cổ có 1 chút yếm thịt mỏng. Chân gà khô và điểm đặc biệt là chân gà trông sẽ không có cựa như các loài gà khác.
Cách phân biệt trống mái ở gà sao
Công việc này diễn ra tương đối khó khăn. Ở 1 ngày tuổi, bạn không thể phân biệt gà sao giống thông qua lỗ huyệt như các giống gà bình thường nhưng đến giai đoạn trưởng thành, đặc điểm ngoại hình của con trống và con mái hoàn toàn khác nhau giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt.
Tuy nhiên, có 1 cách để có thể phân biệt dễ dàng hơn đó là căn cứ vào tiếng kêu của mỗi cá thể, con trống sẽ chỉ kể 1 tiếng và con mái sẽ kêu 2 tiếng khi có 1 lý do nào đó khiến chúng hoảng loạn. Bạn có thể áp dụng cách này với gà sao đã được 6 tuần tuổi, đó là 1 cách rất hay để người chăn nuôi phân biệt giữa con trông và con mái để có những cách nuôi dưỡng khác nhau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt giưã con trống và con mái dựa trên các đặc điểm như mũ sừng, mào tích,… nhưng để chính xác nhất vẫn nên phân biệt qua lỗ huyệt khi gà bước vào giai đoạn trưởng thành.
Kỹ thuật nuôi gà sao đạt chuẩn khoa học
1: Chọn gà sao giống
Bước đầu tiên trong mọi quá trình chăn nuôi đó chính là yếu tố con giống, con giống có khỏe có tốt thì mới có thể đem đến 1 lứa gà khỏe mạnh và năng suất cao. Đối với gà sao, bạn nên lựa chọn gà giống ngay khi chúng 1 ngày tuổi, nên lựa chọn những con gà nhanh nhẹn, lông bông và mượt, chân mập mạp, mắt tinh và sáng và tránh chọn những con gà có chân khèo, mỏ vẹo, lông bết và không nhanh nhẹn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc và gà thương phẩm khi xuất chuồng.
2: Chuồng trại
Yếu tố chuồng trại luôn là 1 vấn đề cần lưu tâm khi bạn bắt đầu chăn nuôi. Trước khi thả giống bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nền trấu, lò sưởi và các dụng cụ cho ăn, uống cũng cần được khử trùng sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh lây lan. Điều kiện lý tưởng nhất đối với chuồng nuôi gà sao đó chính là ở nơi cao ráo, thoáng mát và dễ dàng vệ sinh, dọn dẹp.
Mật độ khi nuôi được khuyến nghị là khoảng 5-7 con/m2. Nếu nuôi gà giống đẻ cần phải có thêm phần sân đất cát hoặc sân vườn để gà tắm nắng, vận động.
3: Điều kiện chiếu sáng và độ ẩm
Trong vòng 3 ngày đầu sau khi thả giống, gà con cần được úm bằng đèn liên tục, không chỉ giúp gà cân bằng được nhiệt độ của cơ thể mà còn giúp gà dễ dàng tìm được thức ăn và nước uống. Bạn có thể sử dụng bóng đèn có công suất từ 20-45W/100m2 hoặc lớn hơn nhưng không nên quá lớn có thể ảnh hưởng tới gà sao giống. Bạn cần để đèn liên tục 24/24 trong 3 ngày đầu úm gà, đối với những ngày sau có thể giảm thời lượng xuống từ 16-20 giờ/ngày.
Với thiết bị chiếu sáng, bạn có thể lựa chọn bóng đèn sợi đốt, bòng hồng ngoại hay bếp than tùy vào nhu cầu và điều kiện của chuồng trại và thời tiết. Đồng thời trong quá trình úm , bạn cần quan sát phản ứng của gà với điều kiện ánh sáng cung cấp mà điều chỉnh cho phù hợp.
Độ ẩm thích hợp nhất với sự phát triển của gà sao là khoảng 60-70%. Nhưng phần lớn các tháng trong năm ở Việt Nam thường có độ ẩm khoảng 80%, vì vậy bạn cần lưu ý giữ cho chuồng trại khô ráo, tránh ẩm thấp. Đặc biệt không để gà con bị ướt sẽ chết gà.
Xem thêm: Gà Hồ Là Gì? “Từ A-Z” Nguồn Gốc, Đặc Điểm Gà Hồ Đông Cảo
4: Thức ăn cho gà sao
Gà sao ăn gì, chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc khi bắt đầu nuôi gà trong điều kiện chuồng trại. Đặc tính dễ dàng nuôi dưỡng là 1 trong những yếu tố lựa chọn nuôi gà sao với số lượng lớn nhằm mục đích kinh doanh. Thức ăn cho gà sao cũng hết sức đơn giản, bạn có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp để cho gà ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với 1 số loại thức ăn như lúa, ngô, cám,… hay các loại rau xanh như: rau muống, lục bình,…
Mức tiêu thụ thức ăn cho mỗi cá thể gà sao cũng không quá lớn, thông thường khối lượng trên 1 ngày cho mỗi chú gà sao khoảng 90- 110g.
5: Nước uống và máng uống
Nước dùng cho gà sao uống cần phải là nước sạch, bạn có thể pha thêm Electroleyt, Vitamin C,… và các chất điện giải khác vào nước để tăng hiệu quả chăn nuôi. Vào mùa hè cần bổ sung nước liên tục để gà giải nhiệt đồng thời tăng sức đề kháng.
Với máng uống nước, bận nên chọn máng uống nước tự động để nước không bị rò rỉ ra nền làm ướt gà đồng thời giúp tiết kiệm công sức khi chăm sóc.
6: Phòng và trị bệnh trên đàn gà sao
Việc chăn nuôi gà sao thương phẩm cũng hết sức đơn giản vì gà đã có sức đề kháng tự nhiên tương đối tốt với điều kiện khí hậu nồm ẩm như ơ Việt Nam. Tuy nhiên khi nuôi, gà cũng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như bệnh về đường ruột như: Salmonella, thương hàn, Ecoli,… nếu những bệnh này không được phát hiện, chữa trị kịp thời có thể làm lây lan ra cả đàn gà và gây chết gà hàng loạt.
Vì vậy, bạn cần lưu ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị cho gà như ampicoli, tetracoli,… khi có 1 vài cá thể có triệu chứng và khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn cũng như lưu ý của bác sĩ thú ý.
Trại Chó Mèo hy vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về gà sao, bạn có thể lựa chọn làm vật nuôi chủ đạo cho hộ gia đình của mình, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn.