Ngày nay, voi là một loài động vật không còn xa lạ với con người. Được biết, voi là con vật có tuổi thọ sấp sỉ lên dến 200 tuổi. Từ thời cổ đại xa xưa, voi đã tiếp xúc và thích nghi với điều kiện môi trường sống của con người. Chúng vô cùng thú vị. Nhưng có một điều khiến cho nhiều người phải tò mò, đó là con voi ăn gì để sống? Bài viết chi tiết từ Trại chó mèo về các kiến thức từ loài động vật lớn nhất trên cạn mà voi ăn, cùng tham khảo nhé!
Con voi ăn gì để phát triển và tồn tại
Voi là động vật to lớn nhất sống ở trên cạn. Trọng lượng kỷ lục nhất của voi được thế giới ghi nhận vào năm 1974 tại Agola là 12 tấn là một con voi đực bị bắn hạ. So với một số loài động vật khác trong tự nhiên đây là một thân hình đồ sộ. Và để nuôi sống thân hình đồ sộ của mình, nó cần phải ăn rất nhiều để có thể phát triển và tồn tại.
>>>Xem thêm: Cá voi xanh ăn gì? Cá voi xanh có ăn thịt người không?
Trong tự nhiên voi ăn gì
- Thức ăn trong tự nhiên của voi
Hiện nay, thức ăn chính của loài voi thường phụ thuộc vào môi trường sống của nó. Ví dụ, những con voi sinh sống ở khu vực phía nam Ấn Độ thích nhai lá ficus, trong khi những con voi sống ở Zimbabwe sẽ thích ăn cỏ cattail và giấy cói. Những gì loài voi ăn cũng sẽ phụ thuộc vào mùa, vào mùa mưa hay hạn hán, chế độ ăn của chúng sẽ khác nhau. Mỗi con voi khi đến giai đoạn trưởng thành có thể ăn đến 150kg trái cây, cỏ, lá cây, cành nhỏ… mỗi ngày.
Thức ăn trong điều kiện nuôi nhốt
-
Voi ăn gì trong sở thú
Voi ăn gì trong sở thú? Ở đây những con voi sẽ nhận được một lượng lớn rau xanh và cỏ khô. Trong khẩu phần hàng ngày của nó vẫn bao gồm một số cuộn củ, rễ, cải bắp, cà rốt, táo. Tuy nhiên, món khoái khẩu nhất của loài voi vẫn là chuối. Bánh mì và bánh quy cũng khá phổ biến.
Voi cũng giống như con người, khi ăn đồ ngọt sẽ có nguy cơ béo lên, ảnh hưởng đến sức khỏe của voi. Khi đó, hành vi của con voi sẽ trở nên không tự nhiên: nó đi lại nhiều lần, quay cuồng, bên cạnh đó nó còn đi dọc theo hàng rào để chờ đợi những vị khách thường xuyên mang đến những một món ăn ngon.
Khi voi sống trong tự nhiên, chúng sẽ thường xuyên di chuyển tìm kiếm thức ăn để cân bằng cho sức khỏe. Do đó, hàng ngày chúng sẽ di chuyển một khoảng cách đáng kể. Ngược lại, khi voi được nuôi nhốt sẽ không có cơ hội di chuyển tích cực giống như vậy, và hệ quả là chúng thường gặp vấn đề về tiêu hóa. Trong sở thú, voi được con người cho ăn từ năm đến sáu lần một ngày, đôi khi những loại trái cây và rau quả sẽ được cắt và trộn chung với cỏ khô, để rải rác trên chuồng.
-
Voi nhai thức ăn như thế nào
Những thức ăn sẽ được voi dùng vòi (vòi của voi thực chất là mũi kéo dài ra) bỏ thức ăn vào miệng nhai kĩ càng bởi những răng nghiền phía sau ở cửa miệng. Những chiếc răng này tạo ra một lực rất lớn, và chúng sẽ bị ăn mòn theo thời gian. Tuy vậy, răng mới sẽ được mọc lên ở ngay phía dưới đẩy những chiếc răng cũ ra. Chính vì vậy, voi được cho là loài động vật mọc răng trong suốt cuộc đời của mình. Thường voi sẽ thay khoảng 6 bộ răng nghiền trong suốt cuộc đời của chúng, với tuổi thọ khoảng 55 tuổi. Đến khi đó, nó sẽ yếu đi và chết vì thiếu thức ăn và đói nhiều hơn là bệnh tật.
Hiện nay có bao nhiêu loại voi?
Trên thế giới hiện nay, người ta phân chia thành 2 loài voi cơ bản khác nhau:
-
Voi châu Á của Nam và Đông Nam Á.(Elaphas maximus)
Vùng phân bố: Ấn Độ và Đông Nám Á.
Kích cỡ: 3.000 tới 5.000 kg.
Thức ăn của voi: Cỏ, lá cây, chồi cây, quả.
Voi cực kỳ nhanh nhẹn. Khi di chuyển chúng đặt một chân trước chân kia, để lại đằng sau một vệt khá hẹp. Ở các khu rừng nơi chúng sống, voi châu Á dễ dàng leo lên tụt xuống những con dốc trươn trượt đầy bùn.
-
Voi xavan châu Phi.(Loxodonta africana)
Phân bố: Hạ Sahara châu Phi
Kích cỡ: 3.600 đến 6.000 kg
Thức ăn của voi: Lá cây, chồi cây, cành cây nhỏ, rễ cây, quả.
Voi xavan nổi tiếng với những đàn cực kỳ lớn và chúng phải đi chuyển những quảng đường dài để tìm nước. Kết quả là mùa màng của người dân bị phá hoại, khiến chúng xung đột với con người. Các hàng rào có đặt những thiết bị xua đuổi đàn voi tránh xa vùng có mùa màng.
Để phân biệt được voi Châu Phi và voi Châu Á có rất nhiều cách. Cụ thể, voi rừng châu Phi có đôi tai to hơn tai voi châu Á. Cùng với đó, voi rừng châu Phi có da nhăn, lưng lõm, bụng dốc, đặc biệt răng hàm có hình kim cương và có 2 phần mở rộng giống như ngón tay ở đầu của vòi. Ngược lại, ở những con voi châu Á sẽ có đặc điểm da mịn, lưng lồi hoặc ngang, răng khá hàm hẹp và chỉ có một phần mở rộng ở đầu vòi. Còn đối với voi rừng châu Phi sẽ có đôi tai nhỏ, tròn hơn và thẳng hơn so với voi đồng cỏ của châu Phi.
Tình trạng voi ở Việt Nam hiện nay?
Ở Việt Nam, voi tập chung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Voi từ lâu đã được xem là một loài động vật thân thiết của người dân Việt Nam từ thời dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, số lượng cá thể voi ở Tây Nguyên đang có nguy cơ bị sụt giảm đáng báo động. Mặc dù đã có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng chuyên ngành. Đặc biệt trong số đó phải kể đến là dự án bảo tồn voi tại vườn Quốc Gia Yok Don của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới WWF.
Tập tính sinh sản của voi
Tập tính sinh sản của voi cũng rất đặc biệt. Voi không có mùa giao phối riêng, nhưng nếu một con cái giao phối thì chúng sẵn sàng gia nhập đàn mặc dù chúng có thể có mặt không thường xuyên cho lắm. Chu kỳ mang thai của voi là 22 tháng, dài nhất trong số các động vật sống trên mặt đất.
Voi con mới sinh cân nặng khoảng 120 kg (265 pao). Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được voi mẹ lau sạch trước khi chúng đứng lên được. Chúng thường sinh vào mùa xuân. Sau khi voi con ra đời, chúng được những voi khác ở bên để bảo vệ cho tới khi nó đủ cứng cáp để có thể đi được.
Tuổi thọ của voi là bao nhiêu?
Voi là loài thú có tuổi thọ khá dài, voi dành rất nhiều năm để chăm sóc con. Voi con bú sữa mẹ trong vòng năm năm và voi đực rời đàn khi đủ mười ba tuổi. Voi lớn lên rất chậm và chúng có thể sống được 60 năm hoặc thậm chí 80 năm.
Trong tự nhiên voi có kẻ thù không?
Voi trưởng thành quá to lớn nên trong tự nhiên không có mấy kẻ thù, ngoài trừ con người sắn bắn trái phép để lấy ngà của chúng, và nhưng voi con có nguy cơ bị tấn công bở các loài thú ăn thịt như sử tử.
Phân biệt voi đực và voi cái
Giống voi châu Á thì chỉ con đực mới có ngà còn voi châu Phi thì con đực hay con cái đều có và bộ lông của chúng cũng “thưa thớt” hơn so với loài họ hàng của mình.
Lời kết
Voi khi trưởng thành sẽ không có kẻ thù, ngoại trừ những con người cố ý bắt chúng. Mối nguy hiểm lớn nhất của loài voi chính là bị thu hẹp môi trường sống. Mỗi ngày, voi cần ăn rất nhiều thức ăn, do đó chúng cần những khu vực rộng lớn để có thể tự do ăn. Nhưng những vùng đất rộng lớn này cũng cần thiết cho con người. Do đó, ngày nay voi sống chủ yếu ở các khu bảo tồn.