Chim trĩ đỏ là loại chim gì? Nuôi như thế nào? Giá bao nhiêu? Ở đâu bán?

Chim trĩ đỏ là loại chim được rất nhiều người ưa chuộng, săn đón bởi màu sắc bộ lông. Đồng thời chim trĩ đỏ còn mang đến giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Có rất nhiều người muốn nuôi chim trĩ đỏ nhưng chưa hiểu chim trĩ đỏ là loại chim gì? Nuôi như thế nào? ở đâu bán uy tín. Do đó, bài viết sau đây Trại Chó Mèo cùng chia sẻ những thông tin và kiến thức chi tiết nhất về loại chim này để bạn đọc tham khảo.

Tìm hiểu về chim trĩ đỏ khoang cổ

Chim trĩ đỏ khoang cổ thuộc phân loài trĩ đỏ, sống ở khu vực miền Bắc nước ta. Đây là giống chim đẹp và hiếm với phần đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp.

Nguồn gốc, xuất xứ, tên gọi chim trĩ đỏ

Chim Trĩ đỏ khoang cổ thuộc Họ Trĩ (Phasianidae), thuộc lớp chim (AVES), bộ gà (Galliformes). Chim trĩ đỏ khoang cổ có tên khoa học là Phasianus colchicus Linnaeus. Đây là loại chim quý hiếm được liệt vào Sách đỏ Việt Nam.

Trĩ đỏ khoang cổ còn có tên gọi khác là trĩ đỏ khoang cổ trắng hay trĩ đỏ khoang cổ Bắc Bộ.

Đặc điểm sinh học chim trĩ đỏ

Chim trĩ đực trưởng thành có đầu, họng và trước cổ xanh lục. Phần còn lại của chim có màu nâu đỏ và nâu vàng với các chấm đen. Phần dưới cơ thể, đặc biệt là phần ngực chim có màu tối hơn. Với chim trĩ cái trưởng thành lông có vằn, màu nâu điểm các chấm đen. Phần mắt chim trĩ cái có màu nâu đỏ, da trần ở mặt đỏ tươi, mỏ và chân màu ngà.

Chim trĩ đỏ thường sống ở vùng đồi núi thấp, có độ cao lên tới 800m. Tại những nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm và rừng thông.

Phân bố trong tự nhiên

  • Chim trĩ đỏ khoang cổ phân bố tại nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam

Tại Việt Nam, chim trĩ đỏ khoang cổ phân bố tại các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Bái. Tại Lâm Đồng, chim trĩ đỏ được tìm thấy trong những cánh rừng ở BiDoup Núi Bà. Ngoài ra trong quá khứ còn thấy xuất hiện ở vùng đồi núi thấp huyện Đức Trọng – Lâm Đồng.

Có thể nuôi chim trĩ làm cảnh được không?

Bạn hoàn toàn có thể nuôi chim trĩ đỏ để làm cảnh bởi loài chim này có bộ lông màu sắc sặc sỡ. Mang đến vẻ đẹp, cũng như rất thu hút người nhìn.

Bên cạnh là loài chim đẹp với bộ lông sắc màu thì chim trĩ đỏ còn khá dễ nuôi. Chúng rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là bệnh phổi rất dễ điều trị. Đặc biệt, thức ăn của chim trĩ đỏ khá đa dạng, dễ kiếm. Ngoài thức ăn chuyên dụng thì loại chim có thể ăn rau xanh, cây chuối, trái cây.

Chim trĩ đỏ lớn rất nhanh và có khả năng đề kháng rất cao, ít mắc bệnh. Chúng có thể sống trong nhiệt độ từ – 32 đến 46 độ C.

Cần chuẩn bị gì khi nuôi chim trĩ đỏ làm cảnh

Để chuẩn bị cho việc nuôi chim trĩ đỏ làm cảnh được tốt nhất, hiệu quả thì người nuôi cần quan tâm đến 2 vấn đề là: Chuồng nuôi và thức ăn cho chim trĩ đỏ.

Chuồng nuôi chim trĩ đỏ:

Lựa chọn vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, thoáng mát. Cần cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác, hạn chế tối thiểu mức rủi ro do lây nhiễm bệnh chồng chéo.

Chuồng nuôi chim trĩ đỏ rộng rãi thoáng mát

Bên cạnh đó chuồng nuôi phải đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Dưới nền chuồng phải bằng phẳng, thuận tiện cho công tác dọn vệ sinh. Người nuôi có thể rải chất độn chuồng bằng phôi bào. Ngoài ra có thể sử dụng trấu trộn với cát được phơi khô đã được phun khử trùng. Ngoài ra chuồng nuôi phải đảm bảo thực hiện được biện pháp an toàn sinh học.

Thức ăn chim trĩ đỏ

Thức ăn cho chim trĩ đỏ cũng như việc chăn nuôi các loại gia cầm khác. Bao gồm cám tổng hợp (loại không có tăng trọng), ngô xay, thóc, đậu tương, rau xanh, trái cây…Khi chim trĩ đỏ nuôi được trên 2 tháng có thể tập ăn thóc bằng cách trộn 10 – 20 % vào khẩu phần ăn. Đến giai đoạn 5 – 8 tháng tuổi, có thể trộn đến 50 % thóc vào khẩu phần ăn của chim trĩ hàng ngày.

>>>Xem thêm: Gà rừng như thế nào? Cách thuần hóa và chăm sóc gà rừng hiệu quả

Hình ảnh đang cho chim trĩ đỏ ăn

Người nuôi cần chú ý sau khi chim được uống nước 2 – 3 giờ thì mới cho ăn. Thức ăn được trải đều vào nhiều khay, để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con trong đàn. Bạn chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, để thức ăn luôn mới thơm, hấp dẫn và tránh lãng phí.

Cách nuôi chim trĩ đỏ sinh sản

Để nuôi được chim trĩ đỏ sinh sản hiệu quả thì ngay từ việc lựa chọn con giống cũng cần chú ý lựa chọn giống khỏe mạnh. Đồng thời người nuôi cũng cần phân biệt được chim trĩ đỏ trống và mái.

Lựa chọn chim trĩ đỏ giống khỏe mạnh

Để lựa chọn được chim trĩ đỏ giống khỏe mạnh, người nuôi cần chú ý đến những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, khối lượng trên 20g là đạt yêu cầu.

Cách phân biệt chim trĩ đỏ trống mái ghép đôi

Ở cùng lứa tuổi chim trĩ đỏ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ đỏ mái. Chim trĩ đỏ đực nặng hơn và dài hơn so với chim trĩ đỏ cái. Khi chim trĩ còn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và các biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt, cũng như ngoại hình của chim.

Khi chim trĩ được khoảng 2 – 3 tháng tuổi, lúc này chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ lâu nhạt sang màu đỏ pha. Trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái khá rõ.

Trên cổ chim trĩ trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng. Sau đó xuất hiện 1 vòng lông cổ màu trắng nên thường được gọi là chim trĩ đỏ khoang cổ. Chim Trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2kg, lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m.

Chim trĩ đỏ khoang cổ

Chim trĩ mái có kích thước nhỏ hơn chim trĩ trống. Sau khi thay lông ở thời kỳ 3-5 tháng tuổi, chim mái sẽ ổn định ở bộ lông màu tối có những đốm đen, pha lẫn màu hạt dẻ. Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống, trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng trên dưới 1kg/ con.

Thời kỳ sinh sản và ấp nở con non của chim trĩ đỏ

Để nuôi chim trĩ đỏ trong giai đoạn ấp nở, sinh sản, bạn cần thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở như: gà tre, gà mái hoa mơ.
  • Cách 2: Dùng máy ấp gia cầm, thời gian ấp nở trung bình khoảng 22 ngày. Cần chú ý điều chỉnh nhiệt và độ ẩm phù hợp theo giai đoạn như sau:
  • Tuần đầu tiên: Điều kiện nhiệt độ ấp là 37.5 độ C, độ ẩm khoảng 55%.
  • Tuần thứT hai: Điều kiện nhiệt độ ấp là 37.3%, độ ẩm 60.
  • Tuần thứ ba trở đi: Điều kiện nhiệt độ là 37 độ C, độ ẩm 75%.

Chim trĩ đỏ nuôi đến tháng thứ 8 có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng của chim trĩ thường từ đầu tháng 1 âm lịch – tháng 4 âm lịch. Sau thời gian này chim trĩ sẽ ngừng đẻ khoảng 1 tháng, rồi tiếp tục đẻ vào khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ.

Giá chim trĩ đỏ bao nhiêu?

Giá chim trĩ đỏ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như loài chim khác nhau:

  • Giá chim trĩ giống: Chim từ 1 tháng tuổi – 6 tháng tuổi sẽ có giá giao động từ 80,000 – 1,800,000 đồng cho 1 con. Sở dĩ mức giá dao động lớn do phụ thuộc vào độ lớn của chim.
  •   Giá chim hậu bị: rơi vào khoảng gần 4 triệu/cặp.
  •  Giá chim trĩ đẻ:rơi vào khoảng 5 triệu/ 1 cặp.
  •  Giá chim trĩ cảnh:rơi vào khoảng 6 triệu/ 1 cặp.

Mua chim trĩ đỏ ở đâu uy tín nhất?

Cách đơn giản nhất bạn tìm hiểu 1 số cơ sở trại giống uy tín qua internet rồi xuống tận cơ sở mua chim trĩ đỏ, bạn có thể nhờ 1 người quen nào đó đã từng nuôi qua loại chim này đi cùng đễ họ tư vấn là tốt nhất.

Nếu bạn muốn mua được chim trĩ đỏ khoẻ, đẹp, giống tốt có các màu lông đột biến quý hiếm, thì bạn có thể đến các Trung tâm bảo tồn và phát triển vật nuôi có gen quý hiếm tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Lào Cai, Khánh Hòa, Nghệ An, Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng, Cần Thơ. Đây đều là những địa chỉ uy tín để bạn có được những giống chim trĩ đỏ khỏe mạnh, bộ lông màu sắc đẹp lạ vô cùng.

Hình ảnh Chim trĩ đỏ các dòng đột biến gen quý hiếm

Phòng tránh và trị các loại bệnh ở chim trĩ đỏ

Tuy chim trĩ đỏ có sức đề kháng tốt, tuy nhiên trong quá trình nuôi chúng vẫn có thể gặp một số bệnh như sau:

  • Bệnh tiêu chảy, Ecoli: Cần sử dụng vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm. Có thể tiêm hoặc cho uống theo liều lượng hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.
  •  Bệnh về đường hô hấp như hen phổi, nấm phổi: Sử dụng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều lượng dùng bằng 2 lần hướng dẫn trên bao bì. Ngoài ra cần điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng trại bằng thuốc khử trùng.
  • Bệnh sưng mặt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt của người, nhỏ từ 3- 5 giọt. Cần phải tiêm kết hợp nếu phát hiện trong mắt chim có giun, sán.

Để phòng tránh bệnh cho chim trĩ đỏ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Cũng như chăm sóc sức khỏe chim đúng cách, nhất là trong thời điểm giao mùa. Vệ sinh chuồng trại và lưu ý đến chế độ ăn để phòng bệnh cho chim trĩ đỏ. Nếu chim trĩ đỏ đã mắc bệnh, trước hết cần thăm khám bác sĩ thú y để phát hiện bệnh sớm. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, cho chim trĩ uống thuốc và ăn uống hợp lý.

LỜI KẾT

  • Với những thông tin từ bài viết bạn đọc phần nào hiểu rõ được chim trĩ đỏ từ cách chọn giống, nuôi, chăm sóc, phòng bệnh. Mong rằng từ những thông tin từ bài viết bạn đọc sẽ tự tin hơn trong quá trình nuôi chim trĩ đỏ theo nhiều mục đích hiệu quả.

Có thể bạn nên xem

Top 7 các loại tổ chim độc đáo và khác lạ hiện nay

Chim là một trong những loài vật có tập...

Top 5 các loài chim chân dài nổi bật và phổ biến

Thế giới loài chim luôn ẩn chứa những điều...

Chim Thiên Đường đuôi phướn giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Để hiểu rõ về chim Thiên Đường đuôi phướn hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết những thắc mắc này qua bài viết sau đây.

Chào Mào bạch tạng giá bao nhiêu? Nuôi chúng thế nào?

Để biết được Chào Mào bạch tạng giá bao nhiêu hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Top 5 loài chim mỏ vàng nổi bật và cuốn hút hiện nay

Nếu chưa biết về chim mỏ vàng hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết top 5 loài chim mỏ vàng nổi bật nhất hiện nay thông qua bài viết sau đây.