Gà Ba Máu Là Gà Gì? Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chuẩn

Hiện nay, gà ba máu được giới chăn nuôi Việt Nam đánh giá cao và nuôi nhiều nhờ những ưu điểm vượt trội, mang lại lợi nhuận cao. Vậy, gà ba máu là gà gì và kinh nghiệm nuôi như thế nào để gà khỏe mạnh, hiệu quả, hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Gà ba máu là gà gì

Ba máu chỉ những loài động vật được lai từ 3 giống khác nhau cùng loài. Gà ba máu cũng tương tự, là những giống gà được cải tiến bộ gen sau nhiều thế hệ, lai từ ba giống gà để cho ra đời sau đạt được các ưu điểm tốt nhất.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà ba máu vô cùng phát triển. Ở Việt Nam, các trang trại chăn nuôi gà ba máu mọc lên như nấm nhờ lợi nhuận cao và những ưu thế khác của việc nuôi giống gà này.
Một vài giống gà lai ba máu phổ biến hiện nay: Gà ta lai chọi LH-009, Gà Ai Cập lai 3 máu, Gà lại chọi sọc 3 máu…

Vì sao nên nuôi gà ba máu

Gà ba máu là giống gà mang lại lợi ích kinh tế cao, mục đích nuôi chủ yếu là rút ngắn thời gian xuất đàn. Có thể nói, gà ba máu là giống gà thịt có khả năng tăng trọng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nuôi và thức ăn.

Bên cạnh đó, nhờ lai tạo giữa ba giống gà khác nhau mà gà ba máu được thừa hưởng những “tinh hoa” từ đời bố mẹ nên sở hữu sức đề kháng cao, khó nhiễm bệnh hơn, sức khỏe dẻo dai cùng chất lượng thịt được cải thiện rõ rệt.

Gà ba máu nuôi đúng quy trình thì chỉ cần 4 tháng là đạt được trọng lượng xuất chuồng là 2,8kg một con, mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc nuôi các giống gà truyền thống khác.

Theo một vài người có kinh nghiệm nuôi gà ba máu chia sẻ, mỗi tháng trại gà 2000 con có thể mang đến lợi nhuận 20 triệu đồng mà công sức chăm sóc lại không quá cực nhọc vì gà ba máu có thể trạng tốt hơn nhiều.

Kinh nghiệm nuôi gà ba máu

Một vài kinh nghiệm nuôi được đúc kết từ những chủ trại gà ba máu lớn hiện nay.

Con giống

Trước hết, bạn cần phải tìm hiểu về con giống mà mình muốn nuôi vì hiện nay có khá nhiều dòng gà ba máu trên thị trường. Không có một giống nào độc tôn về giá trị kinh thế hay chiếm lợi thế hoàn toàn mà sẽ có ưu, nhược điểm riêng.

Khi chọn mua con giống bạn cần đến cơ sở uy tín để không bị lừa bán cho những giống gà thuần, gà lai hai dòng.

Quy trình chọn mua con giống cũng cần bỏ thời gian công sức tỉ mẩn chọn lựa, loại bỏ những con giống yếu, bệnh để không lây nhiễm cả đàn.

Chuồng trại

Theo kinh nghiệm được chia sẻ của một chủ trại gà ba máu nổi tiếng, ông xây dựng 2 chuồng nuôi gà cố định cho 2000 con mỗi lứa, 1 chuồng rộng tầm 100m2, có tường gạch hoặc sắt cao nửa mét để ngăn cách.

Ông sử dụng tấm Proximang để lớp mái, đổ bê tông trên toàn bộ nền chuồng cũng như xử lý mùi hôi bằng các lớp đệm lót sinh học.

Bên trong chuồng nên có đầy đủ vật tư thiết bị như mọi chuồng trại chăn nuôi gà khác: máng ăn, máng uống, ổ lót đẻ, trạm ngủ cho gà, bóng đèn sưởi ấm, máng úm, máng ấp…

Tại mỗi trại gà nên có khu vực sân lót gạch xi măng, vừa để thả gà hoạt động vừa dễ dàng dọn rửa vệ sinh.

Chủ nuôi cần chú ý luôn mở cửa sổ để gió lùa vào tránh gà bị bệnh, chết do sốc nhiệt. Nếu nhiệt độ môi trường thấp thì nên lùa gà vào sớm hơn vào buổi tối.

Vệ sinh

Chuồng nuôi gà cần chú trọng khâu vệ sinh bởi gà sống theo bầy đông đúc, dễ lây chéo bệnh nếu môi trường ẩm mốc, nhiều vi khuẩn.

Mỗi lứa gà nhập mới cần phải được khử khuẩn toàn bộ khu vực chuồng trại, loại bỏ sớm các mầm bệnh. Một số chủ trại áp dụng nguyên tắc nuôi “ra vào” đồng loạt, tức là toàn bộ lứa nuôi trước cần được xuất chuồng hết mới nhập thêm lứa mới về.

Khi nhập lứa gà ba máu mới, các chủ trại cần tiêm đủ vaccine phòng bệnh, thời gian trung bình dọn rửa bình máng cho gà là 2 ngày một lần.

Sau khi toàn bộ lứa gà mới được bán đi, cần tiến hành vệ sinh khử khuẩn toàn bộ. Để chuồng “nghỉ” trong thời gian từ 3 đến 4 tuần mới bắt đầu cho lứa gà mới nhập chuồng. Lưu ý thu nhặt toàn bộ lông gà còn sót để mang đốt tiêu hủy.

Chủ trại gà cũng chia sẻ răng bằng những cách vệ sinh trên, khu vực trang trại của ông luôn thông thoáng, không gây ô nhiễm mùi hôi ảnh hưởng đến bà con trong khu vực.

Đồng thời, một mẹo nhỏ mà ông chia sẻ là số lượng phân gà được thu gom bằng tấm lót sinh học có thể đem bán làm phân bón, mang lại một nguồn lợi nhuận nhỏ bên lề cho ông và gia đình.

Thức ăn

Thức ăn cho gà ba máu cũng tương tự các dòng gà công nghiệp khác. Công thức phối trộn cám cho gà từ 45 ngày tuổi trở lên là 45% cám pha ngô + 10% cám đậm đặc + 45% bã bia hoặc bã rượu. Trước đó thì cho gà ăn cám mảnh và trước khi xuất chuồng tầm 10 ngày không nên cho gà ăn cám công nghiệp.

Trên đây là thông tin tổng hợp về gà ba máu mà Trại Chó Mèo mang đến cho các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Nếu cảm thấy hữu ích, hãy follow chúng tôi để đọc thêm các tin tức thú vị khác về động vật nhé.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...