Gà Ỉa Phân Trắng Là Bệnh Gì? Cách Chữa 100% Thành Công

Gà ỉa phân trắng là dấu hiệu cho thấy dấu hiệu chúng đang mang bệnh trong người, tùy theo loại bệnh mắc phải mà sẽ kèm thêm các triệu chứng khác. Hôm nay, hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu nguyên nhân khiến gà ỉa phân trắng và cách chữa trị đơn giản nhé.

Vì sao gà ỉa phân trắng

Có thể nói rằng có hằng hà nguyên nhân gây bệnh ở gia cầm, bởi loài động vật này đa số được nuôi bầy đàn, sử dụng cùng một khu vực sinh hoạt. Vì thế, mọi nguyên nhân về thời tiết, nguồn thức ăn, nước uống có vấn đề đều có thể khiến gà bị ỉa phân trắng.

Một số nguyên nhân khác khiến gà ỉa phân trắng có thể kể đến như nhiệt độ không đủ tiêu chuẩn, thiếu oxy, quá trình vận chuyển gà bị dính điều kiện thời tiết xấu như mưa bão, nắng nóng đều là nguy cơ gây bệnh cho gà.

Thậm chí, nếu gà vẫn sinh hoạt trong chuồng bình thường nhưng những đợt gió mùa đông, hạ quá nóng hoặc quá lạnh cũng gât bệnh ỉa phân trắng.

Đặc biệt, bệnh ỉa phân trắng có thể xuất hiện ở gà con, nguyên nhân vì sức đề kháng của gà con còn yếu. Thời điểm mới sinh và 3 tuần tuổi là thời điểm dễ tử vong nhất nếu gà con mắc phải bệnh này.

Các bệnh gây ỉa phân trắng ở gà

Có 2 loại bệnh chủ yếu gây hiện tượng ỉa phân trắng ở gà, đó là:

Bệnh thương hàn

Vi khuẩn gây bệnh: Salmonella gallinarum.

Đây là loại vi khuẩn gây bệnh rất hay gặp ở gà nói riêng và gia cầm nói chung như vịt, ngan, ngỗng, bồ câu… Khi mắc bệnh này, gà sẽ bị viêm đoạn đầu của ruột non, thiếu máu, nghiêm trọng hơn gan bị sưng và có ánh màu đồng bên trên nhiều nốt hoại tử.

Bệnh bạch lỵ

Vi khuẩn gây bệnh: Salmonella pullorum

Đối tượng dễ mắc bệnh này là gà con mới sinh cho đến 3 tuần tuổi, đặc biệt vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ thường. May mắn vi khuẩn gây bệnh bạch lỵ khá dễ tiêu diệt bằng các loại thuốc sát trùng.

Xem thêm

Gà Bị Sưng Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?

Cách thức lây truyền và cách điều trị

Nguyên nhân lây truyền

Bệnh gây ra bởi hai vi khuẩn trên có cách thức lây truyền giống nhau, bao gồm lây truyền dọc và lây truyền ngang.

Lây truyền dọc là hiệu ứng lây từ gà mái mẹ mang mầm bệnh sang cho trứng, sau khi nở gà con cũng bị bệnh giống mẹ.

Lây truyền ngang là hiệu ứng lây do ở chung trong cùng khu vực nuôi nhốt, bệnh lây qua máng ăn, máng uống hoặc khu vực nghỉ ngơi. Nói chung, chỉ cần một con bệnh thì tỉ lệ cao cả đàn sẽ mắc bệnh.

Dấu hiệu bị bệnh

Để có thể điều trị sớm, chủ nuôi nên chú ý các dấu hiệu bị hai bệnh trên như sau: gà con ủ rũ, kêu nhiều, không muốn di chuyển, cánh rũ, bỏ ăn bỏ uống, ban đầu đi phân lỏng màu vàng sau chuyển dần sang màu trắng như phấn. Tỉ lệ tử vong cao ở những con gà mới sinh cho đến 2 tuần tuổi.

Gà lớn nếu mắc bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: mồng rủ, đi phân xanh lục trước khi chuyển vàng, hậu môn lòi ra ngoài thấy rõ, đẻ ít và trứng nhỏ, hình dạng méo mó. Nếu gà mẹ bị bệnh thì khả năng cao trứng sẽ bị chết phôi, vì vậy cần chú ý. Ở gà thì bệnh này thường là bệnh mãn tính.

Cách điều trị

Hai căn bệnh trên tương đối giống nhau nên cách điều trị cũng sẽ không khác biệt: cho gà dùng kháng sinh hiệu quả cao như Bio Enrofloxacin 10% hoặc Bio Nofloxacin 10%. Lưu ý bệnh liên quan đến đường ruột cần bổ sung nước đầy đủ, tránh việc gà và gia cầm bị mất nước dễ chết.

Nếu gà mái có dấu hiệu bệnh và đẻ trứng thì phải nhúng thuốc sát trùng Bioxide. Trứng do gà mái bị bệnh đẻ có thể sẽ có vỏ mỏng và màu xanh xám.

>> Xem Thêm : Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Chữa Trị

Phòng bệnh ỉa phân trắng ở gà

Dân gian có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, chưa kể là những căn bệnh lây truyền như trên. Để phòng tránh các bệnh gây ỉa phân trắng ở gà, các bạn cần làm như sau:

Ngay từ khi mua gà, chọn gà giống, các bạn cần chú ý loại bỏ những cá thể có dấu hiệu bị bệnh. Những bệnh trên đều có dấu hiệu lâm sàng biểu hiện ra ngoài nên nếu chú ý thì các bạn hoàn toàn có thể tránh được.

Nếu nhập gà con về để nuôi, trước đó các bạn cần khử khuẩn, vệ sinh chuồng trại kĩ càng để loại bỏ mầm bệnh cũng như các loại vi khuẩn.

Ngay khi nhập gà về, các bạn hoàn toàn có thể cho gà uống trước một vài loại kháng sinh như T.Umgiaca, T.Cúm gia súc, Super-Vitamin pha với nước. Liều lượng tùy thuộc vào số lượng gà, trung bình trên 1000 con thì cứ pha 10g cho 10 lít nước hoặc tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ.

Bên cạnh đó, hệ thống chuồng trại cũng cần được xây dựng cao ráo, thoáng đãng và có hướng nhà phù hợp để đón gió tốt. Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống và chú ý các dấu hiệu lâm sàng để kịp thời tách đàn.

Trên đây, Trại Chó Mèo đã tổng hợp thông tin về lý do gây bệnh ỉa phân trắng ở gà, hi vọng rằng các bạn đã tìm đọc được thông tin cần thiết và hãy follow để đọc thêm các tin tức bổ ích khác nhé.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...