Nguyên Nhân Gà Bị Thâm Mào? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Đàn gà của bạn trông khỏe mạnh bỗng nhiên một ngày lại xuất hiện thâm mào. Vậy nguyên nhân gà bị thâm mào do đâu? Cùng trại chó mèo đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gà bị thâm mào

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biểu hiện gà bị thâm mào thường là do mắc pahri các bệnh truyền nhiễm. Đây là những bệnh có tính lây lan và rất nguy hiểm đối với đàn gà. Một số bệnh truyền nhiễm mà đàn gà có thể mắc phải và bị thâm mào như:

Gà mắc Tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là do một loại vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố stress gây hại như: thời tiết thay đổi đột ngột, cực đoan, chuồng nuôi kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc. Hoặc có thể do tác động của việc vận chuyển gà đi đường dài, thay đổi môi trường sống.

Bệnh lây truyền một cách tự phát hoặc qua đường miệng. Xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua các vết thương ngoài da hay gà có tiếp xúc với gà bệnh… .Mầm bệnh có thể tồn tại ở các hạt bụi trong không khí, vào trong thức ăn và nước uống của đàn gà.

Biểu hiện điển hình của loại bệnh này là:

  • Gà xã cánh và chết đột ngột.
  • Gà bị sốt, chán ăn, tiêu chảy, miệng chảy dịch nhớt.
  • Gà bị thâm mào, da gà tím tái.
  • Khó thở, hai mắt sưng, chảy nước mắt.

Gà mắc bệnh Gà đầu đen.

Đây là một loại bệnh do sinh trùng đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra. H.Meleagridis sống ký sinh trong các loài giun đất hoặc giun tròn. Chúng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt nếu ra khỏi vật chủ.

Hiện nay bệnh đang xảy ra nhiều trên gà ta, ở tất cả các vùng, đặc biệt nơi chuồng trại và những nơi sân vườn ẩm ướt. Chúng lây lan chủ yếu thông qua đường truyền miệng: gia cầm không cẩn thận ăn uống phải trứng giun tròn, giun đất có chứa H.Meleagridis.

Biểu hiện:

  • Gà lờ đờ, xù lông, xã cánh.
  • Sốt cao 43-44°C, đứng rụt cổ, run rẩy, đầu giấu vào nách cánh.
  • Tiêu chảy, phân loãng và có màu vàng trắng hoặc vàng xanh.
  • Gà bệnh nặng, bị thâm mào, chán ăn, da vùng đầu xanh xám. ·

>> Xem Thêm : Gà Con Bị Sưng Mắt – Cách Xử Lý Nhanh Chóng & Hiệu Quả

Gà mắc cúm gia cầm

Bệnh này nguyên nhân chính là do ARN virus thuộc nhóm A, họ Orthonyxociridae gây ra. Virus cúm gia cầm này được chia thành 4 nhóm bệnh:

  • Virus có độ độc cao (tỷ lệ chết 100% );
  • Virus độc lực vừa (tỷ lệ chết kkoảng 5-97% );
  • Virus độc lực thấp (tỷ lệ chết < 5%);
  • Virus không có độc lực.

Gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc loại bệnh này

Biểu hiện của bệnh này điển hình là:

  • Gà chết đột ngột, chết nhiều.
  • Gà ủ rũ, sốt cao, chán ăn, giảm sinh sản.
  • Gà bị thâm mào, da chân có thể xuất huyết màu thâm tím.
  • Đi đứng không vững, mất thăng bằng.
  • Gà bị co giật, ỉa chảy.

Cách phòng ngừa và điều trị khi gà bị thâm mào

Một khi đã nắm rõ và xác định được guyên nhân gà bị thâm mào. Bạn cần phải có cho mình kiến thức phòng ngừa và điều trị kịp thời. Dưới đây là cách phòng ngừa và điều trị gà bị thâm mào tùy vào từng loại bệnh.

Cúm gia cầm

Đây là một loại bệnh không thường xuyên gặp, tuy nhiên lại vô cùng nguy hiểm. Đối với loại bệnh này, bạn cần tuân thủ các quy tắc để phòng bênh hiệu quả như:

  • Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
  • Không nuôi ghép gà cùng với các loại gia cầm khác.
  • Một khi phát hiện có dịch phải báo ngay cho chính quyền địa phương. Tiêu hủy gà mắc cúm gia cầm loại chủng độc lực cao theo đúng kỹ thuật, sau đó phun tiêu độc khử trùng.
  • Có thể bảo hộ bằng một trong số vaccine : vaccine vô hoạt đồng chủng;  vaccine vô hoạt tái tổ hợp; vaccine vô hoạt dị chủng.

Bên cạnh đó nếu nguyên nhân gà bị thâm mào là do gà bị bệnh thì bạn không được giết mổ hay tự đem đi tiêu hủy mà không biết kĩ thuật. Bạn cần phải tiêu hủy ngay nhà và dưới sự giám sát của các cơ quan thú y tại địa phương.

>> Xem thêm: Gà Đen Tây Bắc: Đặc Điểm & Cách Nuôi Chuẩn Kỹ Thuật

Bệnh đầu đen

Nguyên nhân gà bị thâm mào do be thường gặp tuy nhiên có thể dễ dàng phòng tránh bằng một số biện pháp như:

  • Luôn giữ chuồng khô ráo, sát trùng và vệ sinh chuồng trại định kỳ.
  • Không nuôi nhiều lứa gà ở trong cùng một khu.

Bên cạnh đó, một khi gà mắc bệnh, bạn có thể lựa chọn dùng một số loại thuốc. Một số loại thuốc gợi ý như: Metronidazole (50-60mg/kgP/ngày); dimetridazole; ipronidazole (uống trong 3-5 ngày liền) hoặc Sulfamonomethaxin (60-100 mg/ kgP/ ngày ). ·

Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng có thể phòng tránh qua các biện pháp như:

  • Vệ sinh sạch sẽ, nuôi dưỡng tốt. Đảm bảo an toàn đầy đủ thức ăn, nước uống.
  • Sử dụng một trong 2 loại vaccine sau để bảo vệ đàn gà: vaccine nhược độc pha với nước rồi đem cho gà uống, vaccine nhũ dầu tiêm dưới da gà.
  • Tiêm lần đầu khi gà trên 30 ngày tuổi, tiêm lại sau 4-6 tháng.

Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gà bị thâm mào là do loại bệnh này, bạn có thể dùng một số loại thuốc điều trị như:

  • Kanamicin Ig: một liều từ 30-40 mg/ kg P, tiêm liên tục trong vòng 3 ngày.
  • Hamicdifarte: liều Ig/ 1l nước, uống  trong vòng 3-4 ngày liên tục.
  • Genta- costrim: liều Ig/ 1kg thức ăn hoặc Ig/ 1l nước, dùng liên tục trong 3-4 ngày.

Trại Chó Mèo vừa tổng hợp những nguyên nhân gà bị thâm mào cũng như các biện pháp và cách phòng ngừa khi thấy gà có dấu hiệu. Trong mọi trường hợp, nếu chưa chắc chắn được loại bệnh của gà, bạn không nên tự ý hành động mà nên liên hệ với các cơ sở y tế thú y ở địa phương để được xử lí kịp thời.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...