Quá Trình Phát Triển Của Trứng Gà Như Thế Nào?

Quá trình phát triển của trứng gà là một chủ đề rất được quan tâm và nhiều người tìm hiểu hiện nay. Qúa trình này được diễn ra theo từng ngày với từng bước phát triển, thay đổi. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau đây.

Quá trình phát triển của trứng gà qua từng ngày

Ngày 1

Giai đoạn phôi nang. Khoang phân cắt tạo vòng tròn tối.

Ngày ấp thứ 2

Rãnh đầu tiên tại tâm phôi nang được hình thành. Tại vùng giáp với phôi, xuất hiện màng noãn đóng vai trò hấp thụ dinh dưỡng phôi. Xuất hiện túi lòng đỏ.

Phôi tách khỏi lòng đỏ, phát triển uốn cong và xoắn trái tạo thành các allantois, amnion.

 

Ngày thứ 3

Phôi phát triển hình thành hình thù rõ rệt nằm ở bên trái. Có thể nhìn thấy rõ đầu và thân cùng các bộ phận mắt, mũi , cột sống,… của phôi. Màng noãn hoàng bao xung quanh bề mặt trứng. Ống tim và mạch máu xuất hiện rõ và hình thành cấu trúc cùng nhịp tim. Tuần hoàn máu bắt đầu được diễn ra.

Ngày thứ 4

Xuất hiện túi niệu để tái hấp thu canxi phục vụ quá trình hô hấp cùng tích trữ các chất thải.

Khoang ôi được phát triển bao quanh mặt phôi, bên trong chưa dịch ối giúp phôi cử động và bảo vệ trực tiếp phôi. Lúc này độ dài phôi là 8mm, có dạng giống với bào thai động vật bậc cao.

Ngày thứ 5

Phôi phát triển với kích thước tăng đáng kể. Sẽ có dạng cong vì phần đầu di chuyển gần đuôi, các chi được kéo dài. Chiều dài phôi có thể lên tới 12mm.

Ngày thứ 6

Kích thức phôi phát triển đạt 16mm, màng ngoãn tiếp tục tăng trưởng bao quanh nửa lòng đỏ của trứng. Các mạch máu bao phủ phôi dày đặc như màng nhện.

Xuất hiện các khe ngón tay ở cả chi trên và chi dưới ( khe giữa ngón thứ nhất chi trên và khe giữa ngón 2,3 ở chi dưới ).

Ngón thứ 2 sẽ là ngón dài nhất.

Ngày thứ 7

Vòng rốn biểu mô màng ối sẽ chuyển thành da phôi. Xuất hiện cổ, mỏ. Não sẽ di chuyển vào vùng đầu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với kích thước tăng trưởng phôi.

Ngày thứ 8

Chân và cánh rõ rệt, màng noãn hoàng bao bọc hết lòng đỏ. Phần thân đã phủ xuống đến ức dễ dàng phân biệt được cánh và chân.

Phần cổ đã có thể co giãn, lông nhú ở lưng. Mỏ được chia thành 2 phần, não đã hoàn toàn nằm trong khoang sọ.

Lúc này chiều dài phôi đã đạt đến kích thước là 18mm.

Ngày thứ 9

Tăng trường màng ối cùng mạch trên noãn hoàng được hình thành dày đặc hơn. Xuất hiện móng và các nang lông đầu tiên. Lông trong ngày thứ 9 sẽ mọc nhiều ở lưng, đùi và cánh. Lòng trắng của trứng được thu nhỏ nhọn ở đầu. Xuất hiện móng.

Ngày thứ 10

Vào ngày thứ 10 thì chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu trực tiếp vào ống ruột.  Màng noãn hoàng bao bọc hoàn toàn lòng đỏ.

Xuất hiện răng, trứng và các nang lông dưới các chi.

Mí mắt to hơn cùng với đó là sự xuất hiện của lỗ mũi với khe hở nhỏ.

Ngày thứ 11

Chiều dài kích thước phôi đạt 25mm, các túi phôi được hoàn thiện và tiết enzyme để chuyển hóa canxi thành các chất nuôi phôi. Vỏ trứng sẽ hấp thụ oxy trực tiếp cho phôi.

Xoang niệu nang vận chuyển các chất thải và CO2 ra ngoài các lỗ khí của vỏ trứng.

Ngày thứ 12

Mí mắt dưới phủ rộng 2/3 giác mạc. Các nang lông che phủ mí mắt trên.

Huyết quản túi noãn hoàng phát triển mạnh mẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến phôi.

Ngày thứ 13

Đầu phôi của gà xuất hiện các sợi lông tơ, chân xuất hiện vảy da và móng.

Túi niệu được co lại tạo thành màng đệm túi niệu.

>> Xem Thêm : Gà Lương Phượng Nuôi Bao Lâu? Kỹ Thuật Gà Nuôi “Chuẩn”

Ngày thứ 14

Phôi đã phát triển lớn gần hết khoang trứng và cử động được.

Lông tơ phát triển mạnh mẽ bao phủ hết các bộ phận trên cơ thể.

Ngày thứ 15 và 16

Kích thước cơ thể và lông tơ vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Noãn hoàn sẽ bị thu hẹp, lòng trắng trứng dần biến mất.

Protein được phôi tiêu thụ và niệu nang vẫn sẽ thực hiện hô hấp.

Đầu sẽ xoay về phía ngôi thai để dưới cánh để chuẩn bị cho gà con chui ra dễ dàng.

Ngày 17

Lòng trắng trứng bị hấp thụ và biến mất hoàn toàn.

Hệ tiết niệu phôi sinh sản urate. Mỏ nằm dưới phần cánh phải.

Ngày 18

Noãn hoàng cũng bắt đầu được hấp thu, dịch ối bị giảm để chuẩn bị cho quá trình trứng từ ấp sang giai đoạn nở.

Ngày 19

Noãn hoàng bị hấp thụ một cách nhanh chóng.

Mỏ gà sẽ nằm bên trong màng vỏ, chuẩn bị chọc thủng vỏ trứng để nở.

Ngày 20

Noãn hoàng đã được hấp thu hoàn toàn

Đóng khép lại ống rốn.

Gà con chuẩn bị chọc thủng màng trong vỏ để chui ra ngoài. Lúc này vẫn thực hiện hô hấp thông qua cấu tạo mạng tổ ong.

Ngày 21

Gà con sử dụng mỏ chọc thủng màng để ra ngoài. Dùng cánh và chân xoay xung quanh để tìm lối ra bên ngoài.

Kết luận

Bài viết trên của Traichomeo.com dành riêng cho những ai đang tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình phát triển của trứng gà. Các bạn có thể nắm bắt được chi tiết nhất từng giai đoạn phát triển theo từng ngày của trứng gà để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...