Nếu các bạn đang thắc mắc về Rắn màu vàng là rắn gì? Hay có những loài rắn màu vàng nào trên thế giới, chúng có độc hay không có độc? Thì mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết sau của Trại Chó Mèo để có thể giải đáp được thắc mắc trên một cách cụ thể nhé.
1. Rắn màu vàng là rắn gì?
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại rắn khác nhau, chúng mang trên mình những màu sắc sỡ rất khác nhau. Tuy nhiên, đa số những loài rắn có màu sắc nổi bật và cuốn hút thì thường rất độc. Và trong đó, những loài rắn có đặc điểm ngoại hình màu vàng chính là một ví dụ điển hình. Vậy rắn màu vàng là rắn gì, bao gồm những loài rắn nào? Thì chúng tôi xin chia sẻ đến với các những loài rắn phổ biến như sau: Rắn hổ lục đầu vàng, Rắn Hổ phương Đông, Rắn cạp nong, Rắn Taipan nội địa, Rắn sải cổ đỏ…
>>>Xem thêm: Con nưa 9 mũi là có thật loài bò sát cực độc
Và để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về những loài rắn màu vàng phổ biến trên thế giới hiện này, thì dưới đây chúng tôi sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu về các loài rắn này. Cụ thể:
2. Top 5 loài rắn màu vàng độc nhất hiện nay
Với những con rắn có màu vàng nổi bật hoặc có thêm những màu sắc sặc sỡ khác pha lẫn với màu vàng, thì đa số chúng đều có nọc độc rất mạnh, có thể dễ dàng giết chết con mồi và kể cả con người trong một thời gian ngắn. Nếu như nạn nhân không được xử lý chất độc và điều trị kịp thời. Và dưới đây là top 5 loài rắn màu vàng độc và phổ biến nhất hiện nay.
2.1. Rắn hổ lục đầu vàng
Rắn hổ lục đầu vàng có tên khoa học là Bothrops Insularis, chúng là một loài rắn vô cùng độc được tìm thấy tại hòn đảo Ilha da Queimada Grande, khu vực thuộc ngoài khơi của bang São Paulo, Brazil. Tên của chúng được các nhà khoa học đặt theo màu sắc bên ngoài của chúng.
Toàn bộ cơ thể của loài rắn lục đầu vàng được bao bọc bởi một lớp da màu vàng nhạt, kèm theo các vệt nâu nhạt trên lưng hình tam giác hoặc tứ giác rộng hoặc xẹp xen kẽ lẫn nhau. Một con rắn lục đầu vàng khi trưởng thành có thể đạt chiều dài trung bình khoảng 70cm và dài tối đa lên tới 118cm. Đặc điểm nổi bật của loài rắn này chính là đầu của chúng hơi dài, nhọn dần về phía mũi. Đây là một loài rắn vô cùng độc, nọc độc của chúng có thể gây ra tỷ lệ tử vong rất cao. Theo báo cáo thì cứ có 4 người bị rắn lục đầu vàng cắn thì có tới 3 người chết, đây là một tỷ lệ tử vong vô cùng cao.
>> Tham Khảo : Rắn Lục cườm có độc không? Chúng có cắn không?
2.2. Rắn Hổ phương Đông
Rắn Hổ phương Đông có tên khoa học là Pseudonaja và là một loài rắn độc có nguồn gốc từ Úc, chúng còn được biết đến với cái tên khác như rắn nâu hay rắn vàng phương Đông. Loài rắn độc này màu sắc rất nổi bật, có thể là màu vàng đậm ánh nâu, màu nâu vàng chứ không phải vàng quá nổi bật. Tuy nhiên, khi chúng bò dưới ánh nắng thì những ánh vàng sẽ chiếu lên một cách rõ rệt nhất.
Rắn Hổ phương Đông được đánh giá là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới, bởi chỉ với vết cắn của một con rắn non cũng có khả năng gây ra tử vong cho nạn nhân. Theo thống kê, có tới 41% nạn nhân bị rắn Hổ phương Đông cắn bị tử vong. Nọc độc của loài rắn này gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khó thở, tan máu, hạ huyết áp, co giật, đau bụng và dẫn tới tử vong. Mỗi lần cắn, rắn Hổ phương Đông sẽ tiết ra lượng nọc độc khoảng từ 4-6.mg.
2.3. Rắn cạp nong
Rắn cạp nong hay còn được gọi là rắn Tu cáp đổng, rắn ăn tàn, rắn đen vàng… chúng có thể khoa học là Bungarus Fasciatus. Đây là một loài rắn độc được tìm thấy phổ biến ở Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt nam.
Loài rắn cạp nia thường sống ở các vùng rừng núi, bụi cỏ, khe suối, nương rẫy và có thể là bụi rậm xung quanh nhà. Thức ăn chủ yếu của chúng là loài gặm nhấm, chim, trứng, ếch, nhái… Chúng thường sống đơn lẻ, ban ngày chúng thường cuộn mình và ẩn nấp, còn ban đêm sẽ đi tìm mồi. Loài cạp nóng rất thích ánh lửa và chúng bơi rất giỏi.
Cạp nia là một trong những loài rắn độc nhất hiện nay trên thế giới, nọc độc của chúng có thể đạt từ IV = 1.289mg/kg và có khả năng gây ra tỷ lệ tử vong rất cao. Ở Việt Nam loài rắn cạp nong thường bò vào nhà để tránh nắng và thường gây ra những cái chết vô cùng thương tâm.
2.4. Rắn Taipan nội địa
Rắn Taipan nội địa hay còn gọi là rắn Đài Bản nội địa, có tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus và tên tiếng Anh là Inland Taipan snake. Là một loài rắn ở Úc và được xem là loài rắn độc nhất trong tất cả các loài rắn trên cạn hiện nay.
Rắn Taipan nội địa có khả nhiều màu sắc có thể là màu vàng oliu trong màu hè, màu nâu vàng trong màu đông và màu vàng ánh kim dưới nắng. Khi trưởng thành, rắn Taipan nội địa có thể dài khoảng từ 1.8m và tối đa là 2.5m. Thức ăn của chúng chủ yếu là chim chóc nhỏ, gặm nhấm, ếch nhái… Loài rắn Taipan nội địa có lượng nọc độc độc gấp 50 lần so với rắn hổ mang thường và hơn 10 lần so với rắn chuông Mojave. Chỉ với một lần cắn, nọc độc của rắn Taipan nội địa có thể giết chết 100 người trưởng thành sau 45 phút nếu không được can thiệp xử lý và điều trị kịp thời. Độc của rắn Taipan nội địa gây cho nạn nhân tình trạng rối loạn đông máu, huỷ hoại hệ thần kinh, gây tê liệt toàn thân và tử vong.
2.5. Rắn sải cổ đỏ
Rắn sải cổ đỏ hay còn được gọi là rắn cỏ nhỏ, rắn hoa cổ đỏ… chúng có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Chúng có đầu nâu nhạt, xám ô liu, trên thân có những ánh vàng nhạt và bụng có màu xám. Màu sắc sặc sỡ của chúng thường để cảnh cáo kẻ thù và thu hút con cái.
Chúng là một loài rắn hiền lành, ít tấn công vô cớ, tuy nhiên hành động của chúng khó đoán và chúng có thể tấn công khi nổi điên khi bị đe doạ hoặc khó chịu. Thức ăn ưa thích của chúng và ếch, nhái. Loài này được tìm thấy rộng khắp ở nước ta, Trung Quốc, Indonesia, Nepal… Loài rắn này chứa một lượng nọc độc khá lớn, có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu, bầm máu, xuất huyết não, thiếu máu, suy thận cấp, tăng men gan… khá nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời.
3. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Trại Chó Mèo đã chia sẻ để giúp các bạn giải đáp thắc mắc Rắn màu vàng là rắn gì? Top 5 loài rắn màu vàng độc và phổ biến. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cụ thể nhất.