Rắn ráo là một trong những loài rắn phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, phân phân bố hầu hết tại các tỉnh thành trên cả nước và tập trung nhiều ở vùng nông thôn, có nhiều cây cối, bụi rậm. Loài rắn này được nhiều người săn bắt và nuôi để làm món ăn rất ngon và lạ miệng. Và nếu bạn đang thắc mắc về loài Rắn ráo có độc không? Giá bao nhiêu? Có những loại nào? Thì bài viết sau Trại Chó Mèo sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
1. Tìm hiểu về loài rắn Ráo
Như chúng tôi đã chia sẻ trên thì loài rắn Ráo có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên chúng chỉ tập trung nhiều tại vùng nông thôn, nơi còn nhiều bụi rậm, cây cối hay sông suối. Nơi đây cung cấp đầy đủ nước uống và thức ăn cho các loài rắn, bò sát trong đó có rắn Ráo. Và để hiểu rõ hơn về loài rắn này thì mời các bạn cùng tham khảo qua thông tin sau đây.
>>Xem thêm: Top 5 loại rắn màu vàng độc nhất bạn nên biết
1.1. Rắn Ráo là rắn gì?
Rắn ráo là một loài rắn có tên khoa học là Ptyas Korros, chúng thuộc họ rắn nước và là một trong những loài rắn phổ biến nhất ở khu vực Đông Nam Á cũng như Trung Quốc hiện nay. Ngoài tên là rắn Ráo, thì ở nước ta tại nhiều vùng miền loài rắn này còn có cái tên khác như: Ngù Thinh của người Tày, Ngù Sla của người Nùng, Ngù xinh của người Thái hay là rắn lải…
Loài rắn này chủ yếu phân bố ở những khu vực thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và hầu hết tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á.
1.2. Đặc điểm của rắn Ráo
Rắn Ráo có ngoại hình thon dài và chúng có rất nhiều lớp vảy xếp chồng lên nhau theo từng hàng, từng lớp. Phần lưng của chúng thường có màu nâu đậm và tối màu còn phần bụng thường có màu sáng, trắng hơn rất nhiều so với phần lưng. Ngoài ra, loài rắn Ráo có đôi mắt to và có màu đen đậm vô cùng đặc trưng và khác biệt so với các loài rắn khác hiện nay.
>>>Xem thêm: Con cu li cắn có độc không?
Một con rắn Ráo trưởng thành có thể đạt chiều dài trung bình từ 1.2 – 2m. Loài rắn Ráo có khả năng leo cây rất tốt. Do đó, giúp cho chúng có thể dễ dàng sẵn bắt các con mồi nhỏ cả ở trên cây, trên cạn lẫn ở dưới nước. Bởi khả năng bơi của chúng cũng rất cừ.
1.3. Tập tính của loài rắn Ráo
Rắn Ráo chủ yếu sống trong các khu rừng, bụi rậm hay các bụi cỏ ven đường, tại các nương rẫy hay xung quanh nhà tại các vùng nông thôn. Bởi tại đây nguồn thức ăn dồi dào giúp chúng sinh trưởng và phát triển ổn định. Loài rắn Ráo chủ yếu săn mồi vào ban ngày và chúng thường hoạt động 1 mình. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật nhỏ như chuột, ếch, nhái, rắn nhỏ, cá, trứng chim…
>>>Xem thêm: Top 5 loại rắn màu đỏ độc nhất bạn nên biết
Loài rắn Ráo có mùa sinh sản rơi vào tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Khi đến mùa sinh sản, con đực sẽ tìm kiếm con cái và tiến hành giao phối. Có một điều là ở rắn Ráo, con đực thường có 2 dương hành, tuy nhiên trong khi giao phối chúng chỉ sử dụng 1 dương hành. Con đực thường giao phối với nhiều con cái và con cái thì chỉ giao phối với một con đực. Thời gian giao phối thường từ một giờ đến vài giờ. Tinh trung con đực có thể ở trong ống dẫn trứng từ vài tháng đến vài năm, có nhiều con cái có thể tự sinh sản vào năm sau dựa vào số lượng tinh trùng của con đực còn lại trong ống dẫn trứng.
Sau khi giao phối thành công, rắn cái sẽ tìm đến một cái tổ mối để đẻ trứng, bởi nhiệt độ ổn định và giúp trứng nở tự nhiên cũng như nhanh hơn. Thông thường con cái sẽ đẻ từ 10 – 12 trứng và sau khi nở ra chúng có thể ăn ngay các con mồi xung quanh tổ của chúng.
1.4. Tuổi thọ của rắn ráo
Rắn ráo là một loài rắn có tuổi đời khá cao, trong tự nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi, thức ăn đầy đủ thì chúng có thể sống lên tới từ 10 – 15 năm. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng săn bắt rắn diễn ra phổ biến trên cả nước, do đó tuổi thọ của loài rắn Ráo bị giảm sút khả đáng kể.
>>>Xem thêm: Bạn biết gì về rắn san hô
2. Rắn Ráo có độc không?
Như chúng tôi đã chia sẻ trên, thì rắn Ráo là một loài rắn thuộc họ rắn Nước. Do đó, đa số loài rắn Ráo trên thế giới hiện nay đều Không có độc. Và số lượng rắn Ráo không độc ở nước ta cũng như trên thế giới chủ yếu là loài rắn Ráo trâu, là một loài không có độc, rất hiền lành và nhút nhát. Chúng thường bị người dân bắt về và trở thành thực phẩm, các món ăn hoặc món nhậu.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thì vẫn có một số loài rắn Ráo có độc, tuy nhiên số lượng rất ít và chúng không thường xuyên xuất hiện và có thể là không tồn tại ở nước ta. Thế nhưng, nọc độc của loài rắn này khá mạnh, kéo dài trong thời gian dài và nếu bị cắn, không được xử lý kịp thời thì vẫn có khả năng bị tử vong. Tuy nhiên, ở nước ta thì bạn có thể yên tâm vì đa số rắn Ráo đều không có độc, hiền lành, nhút nhát và bạn có thể bắt chúng để bán hoặc làm thực phẩm.
3. Có những loại rắn Ráo nào?
Hiện nay, theo ghi nhận thì có khá nhiều loại rắn Ráo và dưới đây là một số loại phổ biến mà bạn có thể tìm hiểu và tham khảo qua.
>>>Xem thêm:Rắn ri voi
3.1. Rắn Ráo trâu
Là một loài rắn phổ biến nhất trong loài rắn Ráo hiện nay. Rắn ráo Trâu còn được biết đến với nhiều tên khác như rắn Long Thừa, rắn Hổ vện, Rắn hổ trâu, rắn Hổ hèo… Có tên khoa học là Ptyas Mucosa, thuộc họ rắn nước. Một con trưởng thành có chiều dài từ 1.5 – 1.95m và có con dài hơn 2m, nặng từ 800 – 1000g.
Loài rắn này được tìm thấy với số lượng lớn ở vùng Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Afghanistan, Lào, Iran, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Myanma… Chúng có tốc độ rất nhanh, phản ứng nhanh và rất cảnh giác. Tuy nhiên chúng thường bị các loài chim săn mồi, rắn lớn săn bắt và đặc biệt là con người. Con người săn rắn ráo Trâu để làm thực phẩm.
3.2. Rắn Ráo hoa
Là một loài rắn thuộc họ nhà rắn Ráo, loài rắn ráo hoa sở hữu tất cả các đặc điểm chung của loài rắn Ráo. Chúng chỉ có một điều khác biệt đó là về ngoại hình. Đối với các con rắn ráo bình thường, thì thường có màu nâu nhạt trên lưng và màu sáng ở ở bụng.
Tuy nhiên, đối với loài rắn ráo hoa thì bên ngoài của chúng có nhiều màu sắc hơn như là màu xanh, các lớp vảy của chúng có nhiều màu sắc, kết lại với nhau như các bông hoa trên cơ thể. Thường thì chúng sẽ có màu xanh lá cây nhạt kèm theo màu nâu.
3.3. Rắn ráo vàng
Cũng giống như loài rắn ráo hoa, thì rắn ráo vàng cũng sở hữu các đặc tính của loài rắn ráo. Chỉ có một điều khác biệt là loài này có màu sắc sáng hơn loài rắn ráo trâu. Toàn thân chúng có màu vàng nhạt, có xen kẽ thêm một vài đường đen nhỏ chạy giữa các lớp vảy.
***Tuy nhiên, ở Việt Nam thì loài rắn ráo Trâu là phổ biến nhất và có số lượng lớn nhất. Còn các loài rắn ráo khác như: Rắn ráo hoa, rắn ráo vàng hay rắn ráo đen thì rất ít hoặc có thể là không có.
4. Rắn Ráo bao nhiêu 1kg?
Hiện nay, thịt rắn nói chúng và rắn ráo nói riêng luôn ở mức rất cao. Bởi sự khác biệt, lạ miệng cũng như ngon từ các món ăn được chế biến từ thịt rắn, khiến nhiều người ưa thích và sẵn sàng bỏ tiền để được thức ăn thức. Hiện nay, rắn ráo tự nhiên thường có mức giá khá cao, có thể giao động từ 500.000 – 600.000 vnđ/kg, còn rắn ráo nuôi tại các trang trại thường có mức giá thấp hơn, dao động từ 400.000 – 500.000 vnđ/kg.
Tuy có mức giá khá cao, tuy nhiên hiện nay nhu cầu tìm mua các loài rắn, đặc biệt là rắn ráo để về làm thực phẩm, món ăn đang rất phổ biến. Bởi thịt rắn ráo rất chắc, dai, thơm và có thể chế biến thành nhiều món ngon như:
- Chả rắn ráo lá lốt
- Rắn ráo ngâm rượu
- Rắn ráo xào sả ớt…
Lời kết
Như vậy, trên đậy Trại Chó Mèo đã giúp các bạn giải đáp chi tiết nhất về thắc mắc Rắn ráo có độc không? Giá bao nhiêu? Có những loại nào? Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn đọc hiểu hơn về loài rắn Ráo cũng như có thêm thông tin hữu ích về loài rắn này. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.!!!