Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Trứng Tỉ Lệ Thành Công Cực Cao

Hiện nay, trứng gà là thực phẩm có độ cung cầu cao nên mô hình nuôi trại gà ngày càng phổ biến, kèm theo đó thì kiến thức về kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng cũng được cập nhật mới hàng năm. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về vấn đề nuôi gà đẻ trứng như thế nào trong bài viết bên dưới của Trại Chó Mèo nhé.

Nuôi gà đẻ trứng có bao nhiêu giai đoạn

Chúng ta có 3 giai đoạn trong quá trình nuôi gà đẻ trứng như sau:

Giai đoạn chọn gà đẻ trứng

Hiện nay, trên thị trường chuộng mô hình nuôi gà siêu trứng bởi sản lượng khủng, nếu bạn sử dụng loại gà bình thường nuôi lấy trứng thì doanh thu sẽ rất thấp thậm chí lỗ. Vì thế, bước đầu tiên bạn cần chọn cho mình dòng gà chủ đạo của trang trại.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Trứng

Hiện nay, có rất nhiều dòng gà siêu trứng phổ biến như gà Ai Cập, gà Leghorn, gà Rhode Island Red, gà Nagoya… Mỗi loài đều có ưu khuyết điểm riêng mà bạn có thể đọc kĩ hơn tại bài viết top 5 giống gà siêu trứng.

Bạn cũng cần lựa chọn trại bán gà giống uy tín và đầu tư thời gian để kiểm tra con giống gà con. Vì môi trường nuôi gà tập thể rất dễ lây bệnh từ 1 cá thể gà sang cả đàn.

Giai đoạn chuẩn bị chuồng trại

Giai đoạn chuẩn bị chuồng trại cho gà cần rất nhiều bước từ địa điểm, bộ đèn sưởi, lồng cho gà con, máng ăn/ uống, dàn đậu, ổ đẻ…

Giai đoạn chăm gà mái/ gà con sau sinh

Sau khi đẻ, gà mái lẫn gà con đều cần thêm 1 vài lưu ý chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể đọc kĩ hơn tại phần sau của bài viết.

Cách nuôi gà đẻ trứng 2022

Như đã nói bên trên, công đoạn nuôi gà đẻ trứng tương đối phức tạp. Có rất nhiều vấn đề chủ chuồng trại cần tìm hiểu và chuẩn bị cho đàn gà của mình.

Chọn chuồng trại

Về khu vực nuôi gà, bạn nên chọn khu vực tránh xa khu dân cư cũng như nguồn nước để tránh gây ô nhiễm. Khu vực nuôi gà nên là gò đất khô ráo với diện tích phù hợp với số lượng gà trong đàn.

Hướng chuồng nên chọn hướng có gió tự nhiên vào hè và hạn chế được gió lạnh lùa vào mùa đông. Hướng gợi ý thích hợp nhất để xây chuồng gà là Đông Nam, Đông hoặc Nam.

Lưu ý chuồng trại cần có lớp cách nhiệt bởi vào hè, nhiệt độ tăng cao có thể khiến gà chết hàng loạt.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Trứng

Ánh sáng sưởi chuồng

Đối với mô hình chăn nuôi gà, dàn ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng. Được chiếu sáng đầy đủ giúp gà mái tìm được ổ đẻ dễ hơn cũng như giảm stress cho gà rất tốt. Trung bình, gà cần được sưởi ấm từ 13 đến 16 giờ mỗi ngày, thời gian sưởi phụ thuộc vào tuổi của gà mái.

Xem thêm:

Cách Soi Trứng Gà Tỉ Lệ “Chính Xác Cao” Từ Chuyên Gia

Gà Siêu Trứng Là Gì?5+ Giống Gà Siêu Trứng Siêu Lơi Nhuận

Sân vườn

Nếu bạn nuôi gà thả vườn, đảm bảo mật độ phù hợp (khoảng 1 con/ m2). Lưu ý khu vực sân vườn cần phải được rào cẩn thận tránh chó mèo vào được và vồ gà con.

Chuẩn bị lồng úm gà con

Mật độ úm gà con khoảng 100 con / 1 lồng (1m x 2m) có rải trấu hoặc chất độn để ủ ấm cho gà con.

Mỗi một chuồng úm cần trang bị 2 bóng đen 75W. Trong 2 tuần trước khi gà đẻ/ nhập gà con, bạn cần để trống lồng và khử trùng sạch sẽ.

Sân tắm cát cho gà

Tắm cát là tập tính của gà, điều này giúp chúng tự vệ sinh lông và hạn chế bị stress nên bạn cần có khu vực tắm cát dành riêng cho gà.

Thiết kế ổ đẻ cho gà

Ổ đẻ là cần thiết trong mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng do gà có tập tính tìm nơi cao để đẻ. Nếu không có ổ, trứng gà sẽ dễ bị rơi vỡ.

Cách ổ gà nên được đặt cách mặt đất 1m và có độ rộng vừa đủ để gà thoải mái đẻ. Trong mỗi ổ lót một lớp rơm rạ để giữ ấm cho gà.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Trứng

Chăm sóc gà mái và gà con đúng cách sau khi đẻ

Chăm gà mái sau đẻ

Có một kiến thức thú vị mà nếu không phải người kinh doanh nông trại gà có thể không biết: gà mái sẽ không đẻ thêm nếu đang ấp trứng. Vì vậy, giai đoạn sau gà đẻ cần cai ấp cho gà để chúng bước vào kì sinh sản tiếp theo.

Sau 21 ngày, bạn đã có thể lấy trứng đi nhưng có thể gà mái vẫn thực hiện hành vi ấp và không đẻ tiếp, hiện tượng này được dân gian gọi là ấp bóng. Khi đó, bạn cần canh không cho chúng vào ổ đẻ, nhốt chúng vào cùng chuồng với gà trống hoặc buộc cánh lại để không ấp được.

Chăm gà con sau đẻ

Trong 2 đến 3 tuần đầu, bạn cần bố trí đèn sưởi và lồng úm cho gà con. Nhiệt độ thông thường sẽ từ 21  – 31 độ C tùy thuộc vào số ngày tuổi của gà.

Bên cạnh việc set nhiệt độ theo thông tin trên mạng, bạn cũng có thẻ quan sát hành vi của gà để nhận biết nhiệt độ có đang phù hợp không. Nếu gà con nằm rải rác đều khắp chuồng và đi lại bình thường thì đó là nhiệt độ tốt cho đàn.

Bạn cần lưu ý tách chuồng úm gà con xa khỏi khu vực gà trưởng thành để tránh gà con bị lây bệnh.

Trên đây là bài viết tổng hợp kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng dành cho các bạn mới tìm hiểu, chúc các độc giả của Trại Chó Mèo thành công!

Có thể bạn nên xem

Gà Ri Trắng: Đặc Điểm, Cách Nuôi Gà Ri Mái “Chuẩn”

Gà ri mái là một giống gà rất được ưa...

Cách Chọn Vảy Gà Đá “Siêu Mạnh” Từ Chuyên Gia

Để chọn được những loại gà nào đâu là...

Gà Mặt Quỷ Indonesia: Nguồn Gốc & Cách Nuôi “Hiệu Quả”

Gà mặt quỷ Indo – hay còn được gọi là...